-
Vietnam Airlines và Vietcombank hợp tác thu xếp vốn cho Dự án 50 máy bay thân hẹp
-
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
-
Đề xuất bổ sung hàng chục chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/4/2025
-
Biến động thuế quan: Từ lời "nhắc nhở" tới cảnh báo dành cho doanh nghiệp -
Thủ tục "luồng xanh" có mặt trong điểm sáng của dòng chảy pháp luật kinh doanh
![]() | ||
Công ty MOL (Malaysia) công bố mua lại 50% cổ phần của ví điện tử NgânLượng.vn |
Lại có thêm một đại gia nước ngoài đổ tiền vào thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam, khi chỉ 1 tuần trước đây, MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL), công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử hàng đầu châu Á, chính thức ký kết thỏa thuận liên doanh với PeaceSoft Group, DN tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam, để có được 50% cổ phần của NgânLượng.vn, đơn vị thanh toán trực tuyến thuộc sở hữu của PeaceSoft.
Theo thỏa thuận của liên doanh này, MOL và PeaceSoft sẽ cùng vận hành một trong những ví điện tử - cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam cùng với các dịch vụ thanh toán điện tử khác có liên quan.
Giá trị thương vụ không được tiết lộ, song theo ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc PeaceSoft, khoản tiền đó là xứng đáng với công sức công sức phát triển thị trường thanh toán trực tuyến của NgânLượng.vn trong suốt 4 năm vừa qua và xứng đáng cho sự mở rộng thị trường của MOL tại Việt Nam.
“Đây là một sự hợp tác tuyệt vời, vì MOL có thể đưa mạng lưới người bán hàng và nhà phát hành nội dung số toàn cầu vào phục vụ thị trường Việt Nam. Ngược lại, các đơn vị và doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ và nội dung số tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận với hơn 12 thị trường nước ngoài thông qua mạng lưới thanh toán đang phát triển mạnh mẽ của MOL”, ông Bình nói.
Trong khi đó, ông Ganesh Kumar Bangah, Tổng giám đốc của MOL toàn cầu, bày tỏ tin tưởng rằng, sự hợp tác này sẽ mang tới cho NgânLượng.vn mức tăng trưởng cao hơn. “MOL đã có mặt ở 12 quốc gia và hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Đầu tư vào Việt Nam cũng là để hoàn tất danh mục đầu tư của MOL”, ông Bangah nói và cho biết, với MOL, Việt Nam là một thị trường quan trọng và nhiều tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người dùng Internet.
Theo kế hoạch, như công bố của ông Bình, từ năm 2013 trở đi, NgânLượng.vn sẽ được phát triển theo chiến lược “kiềng ba chân”, tức là tập trung vào 3 thị trường thanh toán chính, bao gồm thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử; thanh toán cho các dịch vụ nội dung số - mảng thị trường được Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam dự đoán sẽ đạt doanh số 1 tỷ USD vào năm 2015; và thanh toán qua thiết bị di động - mảng thị trường đang có tốc độ tăng trưởng tới 300%/năm trên toàn cầu, nhưng hiện chưa phát triển ở Việt Nam.
Được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng, nên thực tế, một số nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ vốn vào thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam. Chẳng hạn, hồi tháng 10/2011, NTT Data (Nhật Bản) cũng đã mua 40% vốn điều lệ tại VietUnion, để sở hữu ví điện tử Payoo tại Việt Nam. Trước khi liên doanh với MOL, NgânLượng.vn cũng đã hợp tác với Paypal. Bên cạnh đó, còn có IDG Ventures hợp tác với VinaPay; Webmoney (Nga) mở mạng lưới ở Việt Nam thông qua Ngân hàng Nam Á; hay Kosto Group (Ukraine) đầu tư vào PayLink…
Sự có mặt của các đại gia nước ngoài cho thấy, tiềm năng của thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam, với hàng loạt ví điện tử đã và đang hoạt động, như Payoo, Mobivi, Paynet, Webmoney, VnMart, VinaPay… Tuy sôi động hơn trong thời gian gần đây, nhưng thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam vẫn chưa đạt kỳ vọng và phần đông đại gia nước ngoài, lẫn nhà đầu tư trong nước vẫn đang “ôm ví” chờ thời.
Nhã Nam
-
Biến động thuế quan: Từ lời "nhắc nhở" tới cảnh báo dành cho doanh nghiệp -
Thủ tục "luồng xanh" có mặt trong điểm sáng của dòng chảy pháp luật kinh doanh -
18 phòng Quản lý xuất nhập khẩu được giao nhiệm vụ cấp C/O, CNM, REX -
EVNSPC hoàn thành đóng điện 35 công trình lưới điện 110 kV -
EVN sẵn sàng phương án đảm bảo điện cho Đại lễ 50 năm Ngày giải phóng miền Nam -
Tận dụng hiệu quả EVFTA để thúc đẩy dòng vốn đầu tư hai chiều Việt Nam - Séc -
Việt Nam đón 2,3 tỷ USD vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân trong năm 2024