-
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm
Tại thời điểm 14h14 ngày hôm nay (7/7/2017), cổ phiếu OCH đang đứng ở mức giá sàn 6.000 đồng/cổ phiếu (giảm 9,1% so với giá mở cửa đầu ngày). |
Lấp lóe vài tia hy vọng
Ocean Hospitality là công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, sàn HOSE), do Ocean Group sở hữu trên 55% cổ phần. Công ty có chức năng đầu tư kinh doanh khách sạn, bất động sản, nhà hàng và các dịch vụ liên quan.
Ocean Hospitality đang quản lý và đầu tư xây dựng chuỗi khách sạn cao cấp mang thương hiệu Sunrise đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế và StarCity Hotel đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế tại TP.HCM, Nha Trang, Hội An (tỉnh Quảng Nam), Hà Nội và Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
Ocean Hospitality có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, nhưng sau quá trình hoạt động kinh doanh gặp nhiều sóng gió, Công ty đã bị thua lỗ mất gần 1.000 tỷ đồng, nên vốn chủ sở hữu hiện chỉ còn hơn 1.000 tỷ đồng.
Sau một thời gian dài làm ăn khó khăn, sang năm 2017 đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan. Năm nay, Ocean Hospitality đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 1.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 28,7 tỷ đồng. Theo đó, nếu Công ty hiện thực hóa được mục tiêu này thì đây có thể coi là bước chuyển mình ngoạn mục, bởi năm 2016, công ty này vẫn bị lỗ hơn 144 tỷ đồng.
Trong quý I/2017, Ocean Hospitality tuy chỉ đạt doanh thu 192 tỷ đồng, khá thấp so với kế hoạch cả năm, nhưng vẫn tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, điều quan trọng là, Công ty đã có lãi sau thuế hơn 3,8 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 13,8 tỷ đồng). Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý I/2017 dương hơn 31,6 tỷ đồng (cùng kỳ âm hơn 27 tỷ đồng). Đầu năm 2017, Ocean Hospitality có doanh thu tăng mạnh từ hoạt động chuyển nhượng quyền kinh doanh bất động sản, tuy nhiên, Công ty cũng phải trích lập dự phòng các khoản công nợ và đầu tư tài chính lớn.
Những câu chuyện còn dang dở
Mặc dù kinh doanh đã có những tín hiệu nhúc nhích phục hồi, nhưng tương lai của Ocean Hospitality vẫn phụ thuộc khá nhiều vào việc xử lý một số vấn đề cụ thể.
Vấn đề đáng quan tâm đầu tiên của Ocean Hospitality nằm chính ở người có vị trí cao nhất tại công ty này là ông Hà Trọng Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Là Chủ tịch, nhưng ông Nam hiện cũng là một trong những con nợ lớn nhất tại Công ty, với dư nợ dài hạn lên tới gần 500 tỷ đồng (việc mua cổ phần Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền giữa nhóm cổ đông liên quan đến ông Nam và OCH) và nợ ngắn hạn hơn 128 tỷ đồng (tại thời điểm 31/3/2017). Tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của Ocean Hospitality và công ty mẹ là Ocean Group diễn ra tháng 6/20117, vấn đề nợ nần của ông Nam là đề tài nóng được các cổ đông đặt ra.
Ngoài việc là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ocean Hospitality, ông Nam hiện cũng là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ocean Group. Tuy nhiên, ông này không đến dự họp Đại hội đồng cổ đông của Ocean Group, đồng thời thông qua người ủy quyền xin rút khỏi Hội đồng Quản trị, nhưng không được các cổ đông chấp thuận.
Hiện tại, chiếc ghế Phó chủ tịch của ông Nam tại Ocean Group vẫn đang treo lơ lửng và việc có quyết định “sa thải” ông này không cũng là bài toán khó với các cổ đông Ocean Group, bởi lẽ, nếu sa thải thì việc thu hồi khoản nợ chắc sẽ khó khăn hơn.
Một vấn đề đáng quan tâm khác là một lượng lớn cổ phiếu OCH đang được Ocean Group sử dụng để thế chấp, cầm cố cho một số khoản vay, trong đó đáng chú ý nhất là khoản cầm cố 32 triệu cổ phiếu vay ngân hàng 450 tỷ đồng đã quá hạn 2 năm.
Nói về khoản vay này, ông Lê Quang Thụ, Chủ tịch Ocean Group cho biết, Ocean Group đã làm việc với ngân hàng rất nhiều lần và từ đó đến nay, ngân hàng vẫn chưa giải chấp. “Điều đó cho thấy, ngân hàng cũng có sự tin cậy lớn với Ocean Group để chưa thực hiện việc giải chấp cổ phiếu”, ông Thụ nói. Mặt khác, vẫn theo ông Thụ, hai bên đã đưa ra một số điều kiện liên quan đến khoản nợ này và Ocean Group hy vọng sẽ vẫn được ngân hàng tin tưởng, tạo điều kiện để tiếp tục thực hiện các dự án và qua đó, có thể trả nợ bình thường.
Về góc độ cổ đông Ocean Hospitality, nhà đầu tư đương nhiên không muốn cổ phiếu OCH bị giải chấp, bởi nếu điều đó xảy ra thì sẽ nhấn chìm thị giá cổ phiếu OCH trên sàn chứng khoán.
-
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Dư nợ cho vay margin chứng khoán sẽ còn tăng trong năm 2025 -
Góc nhìn TTCK tuần 13-17/1: Nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024