-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Phó chủ nhiệm Mai Thị Phương Hoa báo cáo tại phiên giải trình. (Ảnh: Mỹ An). |
Đó là thông tin được nêu tại nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp phục vụ phiên giải trình “việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người” diễn ra sáng 8/5.
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - cơ quan tổ chức giải trình - bà Lê Thị Nga nêu rõ, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội Khóa XII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, đã tạo cơ sở lý quan trọng cho công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mua bán người.
Sau hơn 10 năm thi hành Luật, công tác phòng, chống mua bán người đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần kiềm chế tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình tội phạm mua bán người đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đối tượng nạn nhân cũng mở rộng, không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà cả nam giới, trẻ sơ sinh, bào thai, nội tạng...
“Đáng lưu ý, phát hiện ngày càng nhiều vụ mua bán người trong nước để ép nạn nhân làm mại dâm hoặc cưỡng bức lao động gây bất an, lo lắng trong nhân dân”, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhấn mạnh.
Theo bà Nga, việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người ở một số địa phương còn chưa nghiêm; công tác phòng ngừa, công tác phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người và công tac giải cứu, hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán còn một số hạn chế, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu…
Qua kết quả khảo sát của Ủy ban Tư pháp tại một số địa phương cho thấy, những hạn chế, vướng mắc nêu trên vừa có nguyên nhân xuất phát từ một số quy định của Luật Phòng chống mua bán người và các văn bản pháp luật có liên quan không còn phù hợp, đồng thời, cũng có nguyên nhân từ khẩu tổ chức, thực hiện pháp luật chưa thật sự hiệu quả, một số bộ, ngành chưa thực hiện đầy đủ các trách nhiệm Luật giao.
Những tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu phải đánh giá chính xác về thực trạng chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người trên phạm vi cả nước; thực trạng tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về mua bán người; làm rõ trách nhiệm các cơ quan, tổ chức có liên quan và có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới, bà Nga phát biểu.
Báo cáo tóm tắt ý kiến nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Tư pháp, Phó chủ nhiệm Mai Thị Phương Hoa dẫn báo cáo của Bộ Công an cho biết, từ năm 2018 - 2022, trên cả nước đã phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người, với 1.240 nạn nhân bị mua bán và nghi bị mua bán.
Mua bán người ở trong nước và mua bán nam giới có xu hướng tăng lên, đã xuất hiện tình trạng mua bán thai nhi, mua bán nam giới để cưỡng bức lao động trên tàu cá, bà Hoa nhấn mạnh.
Báo cáo của Bộ Công an thống kê có 275 nhân nhân là nam giới, 178 nạn nhân dưới 16 tuổi. Mục đích phạm tội để cưỡng bức lao động là 132 vụ, lấy bộ phận cơ thể 4 vụ, vì mục đích vô nhân đạo khác 239 vụ…
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thuỷ cho biết, khi trực tiếp tham gia khảo sát, có địa phương nạn nhân là nam giới lên đến hơn 80%. Nhưng khi hỏi về đối tượng được tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, thì địa phương cho biết mới tập trung tuyên truyền cho phụ nữ và trẻ em.
Nhóm nghiên cứu nhận định, trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, mang tính vô nhân đạo, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở trong nước với nước ngoài được thực hiện với các đối tượng chuyên nghiệp có tiền án tiền sự về tội phạm mụa bán người.
Đáng chú ý, xuất hiện nhiều đường dây tội phạm mua bán người với các thủ đoạn như “việc nhẹ lương cao”, tổ chức cho nạn nhân vượt biên để ép buộc làm việc bất hợp pháp trên nước bạn, muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn (từ 3.000 USD - 10.000 USD).
Thủ đoạn nữa là lợi dụng thủ tục đơn giản trong việc kết hôn với người nước ngoài, cho nhận con nuôi có yêu tố nước ngoài, du lịch thăm thân… để tổ chức cho nạn nhân ra nước ngoài, sau đó thu giữ giấy tờ tuỳ thân bán sang tay nhiều chủ đề cưỡng bức lao động, cưỡng bức mại dâm, ép thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Báo cáo nghiên cứu cũng cho biết, trong kỳ báo cáo, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành giải cứu và phối hợp giải cứu cho 352 nạn nhân; tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về: 545 nạn nhân.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nêu rõ, vẫn còn một số lượng lớn nạn nhân chưa được giải cứu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với nhau và giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với nước bạn trong một số trường hợp chưa được chặt chẽ, nhịp nhàng nên một số trường hợp nạn nhân phải nhờ gia đình nộp tiền chuộc hoặc tự giải cứu.
Có trường hợp cơ quan trực tiếp giải cứu, tiếp nhận nạn nhân không cấp giấy xác nhận nạn nhân mà chuyển cho cơ quan điều tra thụ lý vụ án ở địa phương khác xác minh và thực hiện. Điều này làm cho việc cấp giấy xác nhận nạn nhân bị chậm, gây khó khăn trong công tác hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân, báo cáo nêu rõ.
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up