
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
![]() |
FPT Telecom sắp chốt quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2021. |
Theo kế hoạch được HĐQT thông qua, Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2021 vào ngày 8/6 tới đây.
Cổ đông sẽ được nhận cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5% và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, tỷ lệ thực hiện 2:1. FPT Retail sẽ chi trả 39,5 tỷ đồng vào ngày 22/6 và phát hành 39,5 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu FRT đang giao dịch trên sàn HoSE với mức giá đóng cửa cuối tuần trước (ngày 27/5) ở mức 132.800 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hoá thị trường 5.245 tỷ đồng. Ước tính theo mức giá trên, cổ phiếu FRT sẽ điều chỉnh giá xuống 88.500 đồng sau khi chia tách cổ phiếu.
Chưa đầy một tuần sau đó, một doanh nghiệp khác “nhà” FPT cũng chốt quyền nhận cổ tức với tỷ lệ khủng. Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), đơn vị triển khai truyền thông cho khách hàng trên trang báo VnExpress, Ngoisao, Ione…, sẽ chi trả cổ tức 80% bằng tiền. Với 18,47 triệu cổ phiếu đang lưu hành, FPT Online chi trả tổng cộng gần 148 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là 13/06/2022. Cổ tức dự kiến đến tài khoản nhà đầu tư vào ngày 30/6.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào ngày 24/5. Tuy nhiên, ngày chi trả lại khá muộn, vào ngày 25/8. Đây là phần cổ tức năm 2021 đợt thứ 2 với tỷ lệ 10%. Cuộc họp cổ đông hồi tháng 4 vừa qua đã chốt phương án chi trả cổ tức năm 2021 với tổng tỷ lệ là 20%.
Với 328,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi 328,4 tỷ đồng cho riêng đợt cổ tức tháng 8 tới đây. FPT Telecom cũng là công ty con có quy mô vốn điều lệ lớn thứ hai của Công ty cổ phần FPT, chỉ sau FPT Software. Dù chỉ đang sở hữu 45,65% nhưng do có quyền biểu quyết đa số phiếu tại hội đồng quản trị nên FPT Telecom vẫn được xếp vào nhóm công ty con và hợp nhất vào kết quả kinh doanh của FPT.
![]() |
Các công ty thành viên "nhà" FPT - Nguồn: BCTN FPT |
Các đợt cổ tức trên mang về tổng cộng 242 tỷ đồng cổ tức và 39,5 triệu cổ phiếu FRT phát hành mới.
Cả ba công ty “nhà” FPT giao dịch trên sàn đều ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng trong năm 2021, đặc biệt là mảng kinh doanh của FPT Retail ghi nhận bước tăng vọt đáng chú ý. Doanh thu FPT Retail tăng gấp rưỡi lên xấp xỉ mốc tỷ đô (22.495 tỷ đồng). Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế tăng gần 18 lần từ mức nền thấp, đạt xấp xỉ 444 tỷ đồng. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu năm 2021 đạt 5.618 đồng. Kết quả kinh doanh quý I tiếp tục tăng trưởng với gần 204 tỷ đồng lợi nhuận quý đầu năm.
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây