-
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD -
Những điều Việt Nam có thể học hỏi từ các Sáng kiến Định danh Điện tử an toàn trên khắp Đông Nam Á -
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm Mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Ngãi lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số -
Hà Nội thành lập Trung tâm Quản trị hệ thống và Phát triển ứng dụng -
Việt Nam sẽ có sàn giao dịch cho tài sản số?
Đà Nẵng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số. Trong ảnh: Khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh TP. Đà Nẵng |
Đi đầu về chuyển đổi số
Theo thông báo chính thức từ Ban Tổ chức, Đà Nẵng đoạt Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023. Đây là lần thứ tư liên tiếp, Đà Nẵng được trao giải thưởng này.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc” tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2023. Ngoài ra, Đà Nẵng còn 3 năm liền (2020 - 2022) xếp hạng Nhất về Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI); 2 năm liên tiếp (2022 - 2023) là địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số…
Có thể thấy, những năm gần đây, Đà Nẵng liên tục đứng trong tốp đầu tại các bảng xếp hạng về chuyển đổi số. Đây là kết quả từ những nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp.
Với định hướng trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, kết nối đồng bộ với khu vực và thế giới, Đà Nẵng đã ban hành các chủ trương, chính sách quan trọng với tầm nhìn và quyết tâm cao về chuyển đổi số. Thành phố lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; ban hành khung kiến trúc làm định hướng; phát triển hạ tầng, dữ liệu làm nền tảng để thúc đẩy, triển khai chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh theo hướng bền vững. Công cuộc chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh diễn ra mạnh mẽ, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
Tính đến tháng 8/2023, Thành phố đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến và bắt đầu sử dụng dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ công theo hướng dịch vụ số.
Cụ thể, theo thống kê, có 91% dịch vụ phát sinh hồ sơ trực tuyến (gấp 1,7 lần so với mức trung bình toàn quốc); tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 73% (gấp 1,3 lần mức trung bình toàn quốc; vượt chỉ tiêu tại Kế hoạch hành động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là 50%). Đà Nẵng đã đưa dịch vụ ngoài một cửa và dịch vụ sự nghiệp công lên cung cấp trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công Thành phố; sử dụng dữ liệu số để đơn giản hóa thủ tục hành chính, thay thế thành phần hồ sơ giấy khi thực hiện thủ tục hành chính.
Đà Nẵng cũng triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích để người dân, doanh nghiệp sử dụng và tương tác với chính quyền, như nền tảng tích hợp đa dịch vụ, tiện ích Danang Smart City có 1,2 triệu lượt tải; nền tảng công dân số MyPortal với hơn 260.000 người dân có tài khoản công dân số và 1 kho dữ liệu số trên hệ thống chính quyền điện tử… Đến nay, 100% phường, xã tại Đà Nẵng thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại từng thôn, tổ dân phố với gần 2.500 tổ và 13.000 thành viên…
Những mục tiêu mới
Kinh tế số từng bước khẳng định là ngành kinh tế quan trọng của Đà Nẵng. Doanh thu từ ngành thông tin - truyền thông của Đà Nẵng tăng từ 19.913 tỷ đồng (năm 2016), lên 34.293 tỷ đồng (năm 2022). Riêng năm 2022, kinh tế số đóng góp hơn 17,5% trong cơ cấu GRDP của Thành phố…
Trong Kế hoạch Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế số đóng góp tối thiểu 20% GRDP Thành phố, trong đó công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông chiếm tối thiểu 10% GRDP Thành phố vào năm 2025.
Đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố, trong đó công nghiệp CNTT chiếm tối thiểu 15% và Đà Nẵng có tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số, 115.000 nhân lực công nghệ. Tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10%/năm; tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu phần mềm giai đoạn 2021 - 2030 đạt 12%/năm; Đà Nẵng có tối thiểu 7 khu CNTT, công viên phần mềm…
Đánh giá quá trình chuyển đổi số của Đà Nẵng, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh, quá trình diễn ra đồng bộ, mạnh mẽ, đạt được một số kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều rào cản, vướng mắc…
“Chuyển đổi số là hành trình liên tục, lâu dài. Trên hành trình đó, để chuyển đổi số thành công, yêu cầu tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, làm việc nào dứt điểm việc đó, có trọng tâm, trọng điểm; kế thừa những thành tựu phát triển công nghệ, ứng dụng và dữ liệu số đã có, đi đôi với đổi mới, sáng tạo. Quan trọng nhất là cần có sự tham gia, đồng hành, ủng hộ không chỉ từ hệ thống chính quyền Thành phố, mà còn từ cộng đồng doanh nghiệp, xã hội và người dân”, ông Triết khẳng định.
Với quyết tâm cao, Đà Nẵng đang hướng đến những mục tiêu mới trong chuyển đổi số.
Một số mục tiêu về chuyển đổi số của Đà Nẵng (theo Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050):
- Hoàn thành cơ bản chuyển đổi số, hình thành thành phố thông minh, thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm.
- Phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông trở thành ngành kinh tế chủ đạo với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GRDP của Thành phố.
- Hình thành các khu công nghệ thông tin tập trung và chuỗi khu công viên phần mềm, tạo sự liên kết trong nghiên cứu làm chủ công nghệ và sản xuất các sản phẩm công nghệ số.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, sản xuất nội dung số, thiết kế, sản xuất vi mạch, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng xuất khẩu…
-
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD -
Những điều Việt Nam có thể học hỏi từ các Sáng kiến Định danh Điện tử an toàn trên khắp Đông Nam Á -
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm Mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Ngãi lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số
-
Hà Nội thành lập Trung tâm Quản trị hệ thống và Phát triển ứng dụng -
“Chìa khóa” cho thành phố thông minh -
Việt Nam sẽ có sàn giao dịch cho tài sản số? -
Temu tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký -
"Chuyến xe nông dân" giúp nông dân Sóc Trăng và Cần Thơ gặt hái mùa vàng -
Ông Trương Gia Bình: Những biến đổi chưa từng thấy đi cùng cơ hội chưa từng có -
VTP sắp ra mắt sàn Thương mai điện tử bán sỉ xuyên biên giới hai chiều đầu tiên tại Việt Nam
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam