-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Thị trường lớn còn đầy tiềm năng
Tại Diễn đàn thương mại Việt Nam – EU do Bộ Công Thương phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu EuroCham vừa tổ chức tại TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết sau 2 năm, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt nhất là những khu vực như Bắc Âu, Đông Âu hay Nam Âu.
Diễn đàn thương mại Việt Nam – EU |
Cụ thể, theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 thị trường này đạt 61,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng 17% và nhập khẩu đạt 16,4 tỷ USD, tăng 0,2%.
8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều cũng đạt 42,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, EU thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng và đa dạng hóa. Một số mặt hàng tăng trưởng cao như cà phê tăng 54%, thủy sản tăng gần 42%, dệt may tăng 41%, giày dép tăng 36%, máy móc và thiết bị tăng 35%, hồ tiêu tăng 25%, gạo tăng 22%, rau quả tăng 18%…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU, điển hình như hóa chất tăng 102%, sữa và sản phẩm sữa tăng 29%, gỗ và sản phẩm gỗ, thức ăn gia súc cùng tăng 15,5%, chế phẩm thực phẩm khác tăng 45%...
Về đầu tư, EU hiện cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 27,6 tỷ USD lũy kế đến tháng 8 năm 2022. 8 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái với 104 dự án cấp mới.
Doanh nghiệp phải theo xu hướng "xanh và bền vững"
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đồng thời, chỉ ra không ít hạn chế tồn tại và những thách thức đặt ra từ cả năng lực nội tại đến bối cảnh thị trường, đặc biệt khi tình hình quốc tế dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, lạm phát cao, vấn đề an ninh năng lượng và lương thực ngày càng cấp thiết.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ cho rằng, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ tập trung vào thị trường lớn như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý… còn những thị trường còn lại, thị phần còn rất nhỏ. Do đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa sang các thị trường còn lại của khối để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Muốn tăng trưởng xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp phải sản xuất xanh và bền vững |
Còn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thì phân tích, với lợi thế lớn từ EVFTA và sắp tới đây là EVIPA, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao trong sản xuất, giúp hàng hoá Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh có lợi cùng EU.
Cũng lưu ý vấn đề chuyển hướng cho doanh nghiệp Việt, ông Giorio Aliberti, Đại sức Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nhấn mạnh, EU là thị trường không ngừng cập nhật chính sách hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. "Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hoá vào EU, cần thay đổi, đặc biệt chú ý hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững”, ông Giorio Aliberti nói.
Đồng quan điểm, ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cũng thông tin, hiện các doanh nghiệp châu Âu đang mong muốn tận dụng các lợi thế từ EVFTA để đẩy mạnh hợp tác và mở rộng đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam mạnh mẽ hơn, nhất là các lĩnh vực có thế mạnh của các doanh nghiệp châu Âu như: khoa học công nghệ, phát triển năng lượng xanh, tái tạo hướng tới sự tăng trưởng xanh và bền vững cho doanh nghiệp và cộng đồng.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"