-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Căng thẳng Mỹ - Trung đang gia tăng vì vấn đề Đài Loan và tranh chấp thương mại song phương. Ảnh: AFP |
Vị quan chức Mỹ cho biết thêm, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đạt được "nhất trí về nguyên tắc" cho một cuộc gặp song phương trực tuyến. Cuộc gặp sẽ là một phần trong nỗ lực điều tiết cạnh tranh giữa hai quốc gia.
Các nguồn tin thạo tin của đài CNBC cho hay, cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có kế hoạch trực tiếp tham dự bất kỳ sự kiện đa phương nào sắp tới, kể cả G20, COP26 và APEC. Nội dung chi tiết về cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung sẽ được hoàn thiện trong những ngày tới.
Việc Mỹ và Trung Quốc "nhất trí về nguyên tắc" cho cuộc gặp cấp cao song phương diễn ra sau cuộc họp kéo dài 6 giờ tại Zurich (Thụy Sĩ) vào ngày 6/10 giữa cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi).
Căng thẳng Mỹ - Trung đang gia tăng vì vấn đề Đài Loan và tranh chấp thương mại song phương. Đầu tuần này, bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Mỹ cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ các cam kết của mình trong thỏa thuận thương mại song phương giai đoạn 1. Thỏa thuận này được ký kết vào tháng 1/2020 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Bà Katherine Tai khẳng định Mỹ sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trước Trung Quốc.
Theo thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, Bắc Kinh cam kết chi thêm ít nhất 200 tỷ USD mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong các năm 2020 và 2021, so với năm 2017. Đây được xem là thỏa thuận đình chiến trong tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, vốn đã kéo dài từ giữa năm 2018.
Tuy nhiên, tính đến tháng 8, Trung Quốc mới chỉ đạt 62% mục tiêu nhập khẩu hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận, theo dữ liệu xuất khẩu do Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson tổng hợp.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 "không giải quyết ổn thỏa những lo ngại cơ bản của Mỹ về hoạt động thương mại của Trung Quốc". Vị này cho biết: "Không giống như người tiền nhiệm, Tổng thống Biden sẽ yêu cầu Trung Quốc phải giải trình về việc Trung Quốc đang không thực hiện các cam kết của mình".
Trong khi một số quan chức khác của chính quyền Mỹ cho biết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 sẽ được xem xét lại và Washington sẽ không thúc đẩy các cuộc đàm phán về thỏa thuận giai đoạn 2.
"Chúng tôi nhận ra rằng Trung Quốc có thể không thay đổi và chúng tôi phải có một chiến lược đối phó với Trung Quốc", một quan chức Mỹ nói.
-
OPEC+ cân nhắc duy trì chính sách cắt giảm sản lượng dầu từ đầu năm 2025 -
Bầu cử Mỹ: Quá trình chuyển giao quyền lực chính thức được khởi động -
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đe áp mức thuế cao đối với hàng hóa Mexico, Canada, Trung Quốc -
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD
-
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20% -
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt -
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung