
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP |
"Chúng tôi sẽ đáp trả nếu ông ấy sử dụng nó", Tổng thống Biden nói như vậy khi đề cập đến Tổng thống Nga Vladimir Putin. "Bản chất của hành động đáp trả phụ thuộc vào bản chất của việc sử dụng", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Những phát biểu trên được Tổng thống Biden đưa ra hôm 24/3 sau cuộc gặp thượng đỉnh với Liên minh châu Âu (EU), các đối tác G7 và các đồng minh NATO.
Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ ủng hộ nỗ lực trục xuất Nga khỏi nhóm các nền kinh tế G20. Liên quan đến Trung Quốc, ông Biden đã từ chối cho biết liệu Mỹ có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã giúp Moscow né các lệnh trừng phạt hoặc vi phạm lệnh cấm xuất khẩu khi bán thiết bị công nghệ cao của Mỹ cho Nga hay không.
"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc hiểu rằng tương lai kinh tế của họ gắn chặt với phương Tây hơn là với Nga", Tổng thống Biden nói. "Và vì vậy, tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ không can dự", ông Biden nói khi đề cập đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng cho biết các nhà lãnh đạo NATO đã thảo luận về sự cần thiết mà NATO và EU phải thiết lập một cơ chế để xem xét bất kỳ hành vi vi phạm lệnh trừng phạt nào và "ở đâu, khi nào và bằng cách nào" Nga có thể mua các sản phẩm bị cấm.
Tổng thống Mỹ cho hay, lý do ông yêu cầu cuộc họp thượng đỉnh NATO là "để đảm bảo rằng sau một tháng, chúng tôi sẽ duy trì những gì chúng tôi đang làm, không chỉ tháng sau mà trong suốt thời gian còn lại của năm nay. Đó là những gì ngăn cản [ông Putin]".
Thông tin tới báo giới tại trụ sở liên minh này ở Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
"Đó sẽ là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và gây ra những hậu quả sâu rộng", Tổng thư ký NATO nhìn xét, đồng thời cảnh báo việc sử dụng những vũ khí như vậy có thể ảnh hưởng đến các nước thành viên NATO lân cận.
Ông Jens Stoltenberg cho biết NATO sẽ sớm cung cấp cho Ukraine thiết bị bảo vệ chống lại vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ cũng như hạt nhân. Nhưng quan chức này từ chối tiết lộ về những hỗ trợ cụ thể mà NATO sẽ cung cấp để bảo vệ an ninh.
Theo phản ánh của đài CNBC, Nga đã từng sử dụng vũ khí hóa học trên chiến trường, bao gồm cả chiến trường Syria.
Thất vọng với tiến trình chậm chạp ở Ukraine, Tổng thống Nga Putin ngày càng phát đi nhiều tín hiệu về khả năng sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học để quét sạch toàn bộ các thành phố và buộc Ukraine phải đầu hàng.
Sau cuộc họp của NATO, Tổng thống Biden cho biết các đồng minh của Mỹ đã hoàn thành cả ba mục tiêu lớn của ông tại Brussels.
"Đầu tiên, hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine. Thứ hai là áp đặt cơ chế trừng phạt kinh tế mạnh nhất từ trước đến nay, nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga và trừng phạt ông Putin vì những hành động của mình. Thứ ba, là củng cố sườn phía Đông của các đồng minh NATO của chúng tôi - những đồng minh đã rất quan tâm và có phần lo lắng điều gì sẽ xảy ra", ông Biden cho biết.
Trước đó, Nhà Trắng tuyên bố rằng Mỹ sẽ trừng phạt khoảng 400 cá nhân và thực thể Nga, bao gồm hơn 300 nhà lập pháp của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga).
Nhóm các nước G7 và EU cũng đã công bố các biện pháp mới để trấn áp những nỗ lực của Moscow nhằm né tránh các lệnh trừng phạt, trong đó có cả biện pháp đối với Ngân hàng Trung ương Nga.
Ngoài các biện pháp trừng phạt Nga, Tổng thống Biden đã công bố một số nỗ lực mới nhằm hỗ trợ Ukraine và các quốc gia phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc của Kyiv.
"Mỹ đã sẵn sàng cam kết hỗ trợ nhân đạo hơn 1 tỷ USD để cứu trợ hàng triệu người Ukraine bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine", Tổng thống Biden khẳng định.
Ông chủ Nhà Trắng cũng nói với báo giới rằng: "Nhiều người tị nạn Ukraine sẽ muốn ở lại châu Âu, ở gần nhà hơn, nhưng cũng sẽ chào đón 100.000 người Ukraine đến Mỹ với điều cốt lõi là để họ đoàn tụ gia đình. Và chúng tôi sẽ đầu tư 320 triệu USD để tăng cường khả năng phục hồi dân chủ và bảo vệ nhân quyền cho Ukraine và các nước láng giềng".
Chính quyền Tổng thống Biden sẽ cung cấp 11 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để giải quyết các mối đe dọa đối với an ninh lương thực và ngăn ngừa suy dinh dưỡng.
Thị phần xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine chủ yếu nằm ở châu Phi và châu Á, và khoản hỗ trợ của Mỹ sẽ được triển khai đến nhiều quốc gia của hai châu lục này, nơi mà người dân là đối tượng dễ bị ảnh hưởng do giá lương thực tăng.

-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort