Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Mỹ khởi xướng điều tra bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đệm mút Việt Nam
Thế Hoàng - 23/04/2020 17:09
 
Sau hơn nửa tháng tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp, Bộ Thương mại MỸ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đệm mút xuất xứ từ Việt Nam.
DOC đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đệm mút nhập khẩu từ Việt Nam.
DOC đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đệm mút nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), sau hơn nửa tháng nhận hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đệm mút có xuất xứ từ một số nước trong đó có Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra vụ việc này.

Sản phẩm bị điều tra là mặt hàng đệm mút (mattress) có mã HTS (mã HS áp dụng tại Hoa Kỳ) gồm: 9404.21.0010, 9404.21.0013, 9404.29.1005, 9404.29.1013, 9404.29.9085 và 9404.29.9087 (mã HS trên chỉ mang tính tham khảo, DOC có thể điều chỉnh mã HS khi thấy cần thiết).

Nguyên đơn bao gồm: Brooklyn Bedding, Corsicana Mattress Company, Elite Comfort Solutions, Fxi, Inc., Innocor, Inc., Kolcraft Enterprises Inc., Leggett & Platt, Incorporated, The International Brotherhood of Teamsters, United Steel, Paper And Forestry, Rubber, Manufacturing, Energy, Allied Industrial and Service Workers International Union, Afl-Cio.

Nguyên đơn cáo buộc ngành sản xuất đệm mút của Việt Nam không hoạt động theo cơ chế thị trường và đề xuất Ấn Độ có thể là nước thay thế để xác định giá thành sản xuất và chi phí trong quá trình điều tra đối với Việt Nam.

 

Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, đệm mút là một trong 12 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, cùng với gỗ dán, xe đạp điện, tủ gỗ, đá nhân tạo...có thể có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế tại các thị trường Hoa Kỳ, EU...

Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, hiện nay, DOC đã gửi bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) đến một số nhà xuất khẩu của Việt Nam nhằm xem xét lựa chọn bị đơn bắt buộc (thời hạn trả lời bản câu hỏi này là ngày 06 tháng 5 năm 2020). Ngoài ra, DOC cũng khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia trả lời bản câu hỏi này gửi kèm đề nghị tính toán mức thuế riêng rẽ thay vì chịu mức thuế chung.

 

Sau khi lựa chọn bị đơn bắt buộc, DOC sẽ gửi bản câu hỏi chính thức và phân tích, đánh giá mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp dựa trên số liệu thu thập được (năm 2019). Trong quá trình điều tra, DOC có thể sẽ ban hành kết luận sơ bộ và áp thuế chống bán phá giá tạm thời.

Lịch trình điều tra vụ việc như sau:

Nội dung

Thời gian

Nhận đơn kiện

31/3/2020

Khởi xướng điều tra

20/4/2020

Xác định sơ bộ thiệt hại

15/5/2020

Kết luận sơ bộ bán phá giá và áp thuế nếu có phá giá

8/9/2020

Kết luận cuối cùng bán phá giá

23/11/2020

Kết luận cuối cùng về thiệt hại và áp thuế chính thức (5 năm)

7/1/2021

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp hiện đang sản xuất mặt hàng đệm mút ở Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ tham gia hợp tác, trả lời bản câu hỏi, cung cấp thông tin đầy đủ, đúng thời hạn (theo quy định và thông lệ DOC sẽ không chấp nhận bất cứ thông tin, bản trả lời nộp quá thời hạn quy định) cho DOC.

Doanh nghiệp trong nước phải hợp tác đầy đủ trong quá trình thẩm tra vụ việc. DOC có quyền sử dụng những dữ liệu sẵn có để ban hành kết luận điều tra nếu các doanh nghiệp không hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra. Thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ Thuông mại trong quá trình xử lý vụ việc.

12 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế
Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, hiện đang có 12 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư