
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
![]() |
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington DC (Mỹ) |
Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin về việc Việt Nam xuất hiện trong danh sách các đối tác thương mại cần giám sát của Bộ Tài chính Mỹ.
Các tiêu chí đưa một đối tác thương mại vào danh sách giám sát tại báo cáo tháng 5/2019 của Bộ Tài chính Mỹ gồm:
(i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD;
(ii) Thặng dư cán cân vãng lai ít nhất 2% GDP;
(iii) Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Tại các kỳ báo cáo trước đây, Bộ Tài chính Mỹ xem xét 12 đối tác thương mại lớn nhất. Tuy nhiên, ở kỳ Báo cáo tháng 5/2019, số lượng đối tác thương mại được xem xét tăng lên 21 quốc gia có kim ngạch thương mại hàng hóa song phương với Mỹ đạt trên 40 tỷ USD, trong đó có Việt Nam.
Tại báo cáo này, cơ quan giám sát tài chính Mỹ nêu tên Việt Nam cùng 8 quốc gia khác trong danh sách các đối tác thương mại cần giám sát. Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam có tên trong danh sách này do thỏa mãn hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng kết luận không có đối tác thương mại nào thao túng tiền tệ, đồng thời cũng cho biết nếu một quốc gia vào danh sách giám sát sẽ tiếp tục được theo dõi trong hai kỳ báo cáo tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm. Đồng thời, cơ quan quản lý khẳng định tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, cũng như đặc thù kinh tế Việt Nam và không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không lành mạnh.
Cách đây ba ngày, theo nguồn tin của Bloomberg, Mỹ vẫn chưa đưa Việt Nam vào danh sách những nước thao túng tiền tệ. Vài tuần gần đây, Việt Nam đã cung cấp bổ sung những thông tin cho Bộ Tài chính Mỹ để khẳng định "Việt Nam không hạ giá tiền đồng".
Việt Nam đã cử một quan chức hàng đầu gặp Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin hôm 23/5. Trước đó, ngày 13/5, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ sau thông tin Việt Nam có thể bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ.
Cơ quan giám sát của Mỹ cũng khẳng định sẽ theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết.

-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao