-
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa), Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo thế giới khác thăm đài tưởng niệm anh hùng độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi vào ngày 10/9. Ảnh: AFP |
"Mọi thứ đã được phản ánh một cách cân bằng"
Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) thông qua tuyên bố đồng thuận tại New Delhi hôm 9/9, tránh lên án Nga về cuộc chiến ở Ukraine, nhưng nhấn mạnh những khổ đau mà người dân phải gánh chịu do cuộc xung đột, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia không sử dụng vũ lực để chiếm giữ lãnh thổ.
Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời bà Svetlana Lukash, nhà đàm phán của chính phủ Nga tại G20, cho biết: "Mọi thứ đã được phản ánh một cách cân bằng". Bà Lukash nói thêm: "Tất cả các thành viên G20 đã nhất trí hành động vì lợi ích hòa bình, an ninh và giải quyết xung đột trên toàn thế giới".
Trong khi đó, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng tuyên bố của G20 "làm rất tốt việc ủng hộ nguyên tắc các quốc gia không được sử dụng vũ lực để giành lấy lãnh thổ hoặc vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền hoặc độc lập chính trị của các quốc gia khác".
Đức và Anh cũng ca ngợi tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G20.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay đã trao quyền cho Liên minh châu Phi (gồm 55 quốc gia thành viên) làm thành viên thường trực của G20.
Trong ngày thảo luận cuối cùng 10/9 của Hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đã đến thăm đài tưởng niệm anh hùng độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi.
Tổng thống Biden sau đó đã rời Ấn Độ để bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay.
"Đây là một trong những hội nghị thượng đỉnh G20 khó khăn nhất trong lịch sử gần 20 năm của khối này ... phải mất gần 20 ngày để thống nhất tuyên bố trước hội nghị và 5 ngày tại sự kiện", bà Svetlana Lukash, nhà đàm phán của chính phủ Nga tại G20 Lukash, cho biết.
Bà Lukash lý giải: "Điều này không chỉ do một số bất đồng về vấn đề Ukraine, mà còn do sự khác biệt về quan điểm trong tất cả các vấn đề chính, chủ yếu là vấn đề biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang các hệ thống năng lượng ít carbon...".
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Liên minh châu Âu cho biết hôm 10/9 rằng chiến sự ở Ukraine là vấn đề gây tranh cãi nhất trong các cuộc đàm phán của G20. Vị này nói: "Nếu không có sự dẫn dắt của Ấn Độ thì điều đó sẽ không thể thực hiện được", ngoài ra, Brazil và Nam Phi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp những khác biệt.
Trung Quốc - EU nên "đoàn kết và hợp tác"
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã nói với người đứng đầu Liên minh châu Âu (EU) rằng hai bên nên "đoàn kết và hợp tác" trước những bất ổn toàn cầu.
Lời đề nghị được Thủ tướng Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh EU ngày càng cảnh giác hơn trước những rủi ro trong giao dịch với Trung Quốc - quốc gia được xác định là đối tác, đối thủ cạnh tranh và "đối thủ hệ thống" kể từ năm 2019.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng: "Phòng ngừa rủi ro không loại trừ sự hợp tác, sự phụ thuộc lẫn nhau không nên được đánh đồng với sự bất an".
Thủ tướng Lý Cường kêu gọi EU đảm bảo một môi trường không phân biệt đối xử cho các công ty Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng sạch và tài chính xanh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu trong thông cáo hôm 10/9.
"Trung Quốc và EU nên đoàn kết và hợp tác hơn nữa, đồng thời sử dụng sự ổn định trong quan hệ Trung Quốc - EU như một biện pháp phòng ngừa trước sự bất ổn của tình hình thế giới", Thủ tướng Lý Cường nói.
Ông Lý Cường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay với tư cách là đại diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người không đến tham dự sự kiện.
Tháng 6 vừa qua, EU đã áp dụng chiến lược "giảm thiểu rủi ro" để hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đạt mức tăng trưởng gần 20% -
Hàn Quốc: BoK khẳng định tiếp tục hạ lãi suất cơ bản trong năm 2025 -
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2025 -
Reuters: Trung Quốc dự tính phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 411 tỷ USD -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
Ông Daniel Chapo chính thức đắc cử Tổng thống Mozambique -
Albania cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion