-
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
![]() |
Mỹ tiến hành rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ nhất đối với mật ong của Việt Nam. |
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo khởi xướng rà soát hành chính lần thứ nhất về thuế chống bán phá giá đối với mật ong của Việt Nam trên cơ sở đơn đề nghị rà soát của Nguyên đơn, các nhà nhập khẩu Mỹ và các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam.
Thời kỳ rà soát là từ ngày 25/8/2021 đến ngày 31/5/2023.
Danh sách rà soát dự kiến gồm các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong sang Mỹ. Doanh nghiệp nào trong danh sách này không xuất khẩu mật ong sang Mỹ ỳ trong thời kỳ rà soát phải thông báo cho DOC trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến đến ngày 2/9/2023).
Theo quy định, trong vòng 35 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng rà soát (dự kiến 7/9/2023), DOC sẽ tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc trong vụ việc dựa trên lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp từ cao tới thấp theo số liệu của Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP).
Ngoài ra, trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng rà soát, các bên có thể rút đơn yêu cầu rà soát của mình (dự kiến ngày 1/11/2023).
Theo Cục Phòng vệ thương mại, đối với một số quốc gia mà Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, để có thể hưởng thuế suất riêng rẽ, doanh nghiệp phải nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ trong vòng 30 ngày kể từ ngày khởi xướng rà soát (dự kiến đến 2/9/2023).
Trường hợp các doanh nghiệp không nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ và không được chọn làm bị đơn bắt buộc, doanh nghiệp có thể bị áp một mức thuế suất toàn quốc.
DOC dự kiến ban hành kết luận rà soát muộn nhất vào ngày 30/6/2024. Trong thời gian tới, DOC sẽ yêu cầu các bên cung cấp thông tin để chọn nước làm giá trị thay thế cho Việt Nam, bản câu hỏi Lượng và Giá trị và bản câu hỏi dành cho các bị đơn bắt buộc.
Trước đó, ngày 14/5/2022, DOC đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mật ong Việt Nam.
Ngày 17/11/2021, DOC ban hành kết luận sơ bộ và áp thuế mật ong Việt Nam từ 410,93% đến 413,99%.
Ngày 8/4/2022, DOC ban hành kết luận cuối cùng, theo đó biên độ bán phá giá của Việt Nam được giảm rất mạnh, khoảng 7 lần so với kết luận sơ bộ, xuống còn 58,74%-61,27% nhờ điều chỉnh một phần phương pháp tính toán theo đề nghị của Việt Nam.
Tháng 6/2022, DOC ban hành lệnh áp thuế chống bán pjá giá chính thức từ 58,74% đến 61,27% với sản phẩm mật ong Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong 5 năm kể từ ngày 3/6/2022 và sẽ tiến hành rà soát hành chính thuế chống bán phá giá hàng năm.
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD -
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"