-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Để đạt được mục tiêu này, Thương vụ Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới phải đảm nhận tốt vai trò “cầu nối”, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài …. Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị Tham tán Thương mại 2013 diễn ra hôm 18/12 tại Hà Nội.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2013 |
Xuất khẩu 2013 tăng ấn tượng
Diễn biến gần như trái ngược với khó khăn chung của kinh tế thế giới, kết thúc năm 2013, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có bước phát triển khá ấn tượng với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt khoảng 132 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012, thực hiện vượt mức chỉ tiêu của Quốc hội đề ra khoảng 6 tỷ USD.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước Asean, Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh…
Dù bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như giá một số mặt hàng giảm, thị trường bị thu hẹp..., song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt hàng chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao, vượt mục tiêu đề ra như: Dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện....Năm 2013, đã có 23 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD xuất khẩu.
Không chỉ quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức khá cao, điều đáng ghi nhận trong năm 2013 là tốc độ tăng xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu, cán cân thương mại nhờ đó đã được cải thiện.
Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, nhập khẩu năm 2013 khoảng 132,25 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu đã được giảm tối đa, chỉ còn 0,25 tỷ USD, bằng 0,15% kim ngạch nhập khẩu.
Có được kết quả này, có đóng góp không nhỏ của các Tham tán Công sứ và Tham tán Thương mại Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới.
Kết quả xuất khẩu năm 2013 có sự đóng góp lớn của Tham tán thương mại |
Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có 55 Thương vụ, 7 chi nhánh Thương vụ và một Trung tâm Xúc tiến thương mại tại các nước, ở đều khắp 5 châu với tổng số 122 cán bộ.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, năm 2012-2013, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đều thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao, nhạy bén nắm bắt thị trường sở tại, thông tin kịp thời để có các đối sách phù hợp và hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp.
Quan trọng hơn, các Thương vụ đã có phản hồi kịp thời về những chính sách mới tại nước sở tại, có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu hàng của Việt Nam, để trong nước có hướng xử lý, giảm thiểu các vụ tranh chấp và vi phạm quy tắc thương mại quốc tế…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại 2013, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, để khai thác tối đa dung lượng tại nhiều thị trường lớn, đề nghị hoạt động thương vụ cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, bám sát yêu cầu thực tế và diễn biến thị trường, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chủ động tìm kiếm thị trường mới
Với mục tiêu đề ra cho năm 2014 là tăng trưởng xuất khẩu trên 10%, đạt khoảng 145 tỷ USD, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu là khá nặng nề, trong đó các thương vụ nước ngoài phải đẩy mạnh hoạt động nhằm kết nối hiệu quả cho hàng hóa của Việt Nam vươn ra thế giới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, do hoạt động kiêm nhiệm thị trường nên hiệu quả hoạt động của một số thương vụ nước ngoài còn chưa cao, vẫn bị động…
Điều này đã khiến việc xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam vào một số thị trường còn hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng của nước sở tại. Do đó, năm 2014, các thương vụ cần chủ động đề xuất các phương hướng xúc tiến thương mại từng địa bàn vào từng thời điểm đồng thời nắm bắt nhu cầu hàng hóa của nước sở tại để định hướng cho các doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, để đảm bảo mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững và giảm thiểu tác động của biến động thị trường thế giới, các Thương vụ cần từng bước hỗ trợ đưa hàng hóa Việt Nam và hệ thống phân phối ở nước ngoài thông qua việc tăng cường đàm phán với các chuỗi phân phối toàn cầu, tổ chức các Tuần hàng hóa Việt Nam tại các siêu thị lớn các nước như đã tiến hành tại hệ thống siêu thị của Tập đoàn Casino (Pháp) năm 2011 và Metro (Đức) năm 2012.
Hải Yến
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025