
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 5% - 10% so với dự toán năm 2020 chi hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu tăng theo lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công (Ảnh minh hoạ) |
Đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định; cắt 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia, công trình dự án nhóm A, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
Đó là một trong một số chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí được Chính phủ xác định cho năm 2021, nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trong phiên họp thứ 56, sáng 27/5.
Năm 2021, Chính phủ xác định triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài.
Cụ thể hơn là thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản. Tiết kiệm sử dụng có hiệu quả kinh phí nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, sự nghiệp y tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công, năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015.
Giảm tối thiểu 5% - 10% so với dự toán năm 2020 chi hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu tăng theo lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.
Liên quan đến đầu tư công, Báo cáo cũng nêu rõ, bố trí vốn đầu tư công phải phù hợp với định hướng mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách khắc phục hậu quả thiên tai, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định; xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán dự án hoàn thành.
Chỉ tiêu tiếp theo là quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết; thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định; thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định.
Chỉ tiêu của năm 2021 còn là đóng cửa rừng tự nhiên, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học để đạt tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%. Không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác trên phạm vi cả nước (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần thiết). Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 91%; giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6,5% và đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0% đến 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc.
Báo cáo cũng nêu chỉ tiêu tiếp theo là tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng. Hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định; cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Cuối cùng, Chính phủ nêu chỉ tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giảm đầu mối các đơn vị trực thuộc; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, giảm tối đa các Ban quản lý dự án; hợp nhất, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn