
-
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan -
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững
![]() |
Người dân các xã Vân Diên, Kim Liên... vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất miến gạo. |
Đẩy lùi cái nghèo, thúc đẩy các hạt nhân kinh tế
Bên ngôi nhà khang trang xây mới còn thơm mùi sơn, ông Trần Khắc Nhượng, hội viên Hội Cựu chiến binh ở xóm Hội 3 (xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) ôn lại ngày tháng nghèo khó khi hai vợ chồng chỉ biết trồng cấy, nuôi 2 đứa con ăn học. Tới năm 2012, ông được vay vốn hộ nghèo (30 triệu đồng) để đầu tư nuôi lợn, gà, vịt, bò. Tích lũy từng đồng qua những lứa lợn, gà, bò xuất chuồng, kinh tế của gia đình ông bắt đầu ổn định.
Năm 2014, gia đình ông Nhượng đã thoát nghèo. Thêm một vòng vay nguồn vốn hộ cận nghèo 50 triệu đồng, ông mở rộng quy mô chăn nuôi, làm ruộng. Kinh tế cứ thế vững dần, giúp ông có cơ hội xây ngôi nhà khang trang, rộng rãi.
“Không những được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp, chúng tôi còn được hướng dẫn làm ăn hiệu quả; hằng tháng trả lãi rất thuận tiện. Những đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội thực sự là cứu cánh, giúp gia đình nông dân như chúng tôi có điều kiện thoát nghèo, nuôi con ăn học, xây dựng nhà cửa khang trang hơn”, ông Nhượng chia sẻ.
Những mô hình kinh tế trang trại cộng thêm lực bẩy từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu. Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng năm 2008, gia đình anh Nguyễn Hà Trung ở xóm Sen 4 (xã Kim Liên) từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi. Hơn 10 năm nỗ lực, đến nay, gia đình anh đã có trang trại chăn nuôi rộng 3,5 ha, doanh thu từ trang trại mỗi năm đạt gần 1 tỷ đồng.
Nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội còn là “phao cứu sinh” cho nhiều hộ nghèo trong việc nuôi con ăn học. Hầu hết các em sau khi ra trường đều tìm được việc làm đúng chuyên ngành hoặc làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nên có điều kiện để giúp đỡ gia đình. Nhiều hộ vì thế cũng đã thoát nghèo.
Ông Trần Lê Chương, Chủ tịch UBND xã Kim Liên khẳng định, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội rất quan trọng, góp phần giúp người dân quê Bác phát triển kinh tế, nhất là khi xã nhà đang phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2019.
Kim Liên không phải là điểm sáng duy nhất trong phong trào phát triển nông thôn mới trên mảnh đất Nam Đàn. Dòng chảy tín dụng liên tục với tốc lực ngày càng mạnh trong những năm gần đây trải rộng ở tất cả các xã của huyện, cùng với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sự nỗ lực, cần mẫn của người dân, đã giúp Nam Đàn trở thành huyện thứ 3 cán đích nông thôn mới vào năm 2018.
Hòa dòng vốn tín dụng vào từng yêu cầu phát triển
Chung tay cùng Nam Đàn trên con đường xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, Ngân hàng Chính sách xã hội và tỉnh Nghệ An đã dồn nguồn lực tín dụng cho huyện. Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Đàn đến ngày 16/5/2019 đạt 307 tỷ đồng. Doanh số cho vay 5 tháng đầu năm 2019 đạt 63 tỷ đồng, với 1.660 lượt hộ được vay vốn, càng minh chứng cho dòng chảy tín dụng nhanh và hữu hiệu.
Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đầu tư nguồn vốn cho vay phát triển kinh tế phục vụ mục tiêu giảm nghèo, trọng tâm là các chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng doanh số cho vay đạt hơn 94 tỷ đồng, 2.100 khách hàng được vay vốn.
Nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chú trọng, với doanh số cho vay đạt 20 tỷ đồng. Nhờ đó, đã có 85 hộ xoá được nhà ở tạm bợ, dột nát; 3.320 hộ sinh sống trên địa bàn nông thôn vay vốn xây dựng được 3.290 công trình cung cấp nước sạch và xây nhà vệ sinh đạt chuẩn, giúp cải thiện môi trường sống; 75 lao động được tạo việc làm mới...
Với những nỗ lực từ chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội và sự vươn lên của chính mỗi người dân, nhiều hộ đã thoát nghèo; tạo điều kiện cho các hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng, vốn vay cho học sinh, sinh viên để giảm bớt gánh nặng cho gia đình và khuyến khích phong trào hiếu học, lập nghiệp cho giới trẻ.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Đàn khẳng định, hoạt động tín dụng chính sách
đã có những đóng góp quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn, giúp đời sống của nhân dân ngày càng được
cải thiện và ổn định, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Xuất cấp hơn 668 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 3 địa phương dịp giáp hạt
-
Đề nghị giữ quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án, Viện trưởng -
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan -
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội vươn tầm châu Á -
Quảng Bình - Quảng Trị thống nhất các nội dung công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập -
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường Diên Hồng về sửa đổi Hiến pháp
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa