
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Số liệu được công bố tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng ngày 27/4 tại Hà Nội, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo các địa phương.
Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 công bố kết quả điều tra cảm nhận của hơn 10.000 doanh nghiệp dân doanh và 1.550 doanh nghiệp FDI về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.
Trong 10 chỉ số thành phần PCI, Nam Định có 6 điểm tăng so với năm 2020. Trong đó chi phí thời gian được các doanh nghiệp đánh giá tăng cao, từ 6,80 năm 2020 lên 8,14 năm 2021; Tiếp cận đất đai từ 6,58 năm 2020 tăng lên 7,85 năm 2021. Các chỉ tiêu khác cũng được tăng hạng uy tín như: tính năng động của chính quyền, chi phí không chính thức, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
![]() |
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng trả lời phỏng vấn tại buổi công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 |
Đây được xem là kết quả rất tích cực, cho thấy sự nỗ lực và quyết tâm của tỉnh Nam Định trong việc cải thiện môi trường đầu tư của toàn tỉnh. Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ để vượt qua những rào cản và “điểm nghẽn”, khơi thông môi trường thu hút đầu tư.
Trong năm qua, tỉnh Nam Định đã tập trung, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành các Sở, ngành, địa phương nỗ lực, chủ động thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ và Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt ngày 18/6/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã ra các nghị quyết số 04-NQ/TU, 05-NQ/TU, 06-NQ/TU, 07-NQ/TU, 08-NQ/TU, trong đó có Nghị quyết 04-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Tiếp đó là Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 16/7/2021 thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số cải cách hành chính tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025.
Lãnh đạo tỉnh đã phát huy tính năng động và tiên phong trong chỉ đạo và điều hành các ngành, các cấp thực hiện hỗ trợ, đồng hành cùng với nhà đầu tư, doanh nghiệp; linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết công việc; kịp thời nắm bắt, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
Đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, như đầu tư, đất đai, xây dựng, đê điều, bảo vệ môi trường... Rà soát, nghiên cứu đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, công khai. Phát huy hiệu quả đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh về hành vi, gây phiền hà của cán bộ, công chức khi giải quyết thủ tục hành chính.
![]() |
Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc cùng lãnh đạo tỉnh, các sở ngành đi kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại KCN Bảo Minh |
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc tăng điểm và xếp hạng PCI của tỉnh Nam Định là tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm có tính kết nối, lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể như Dự án Xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Nam Định; Dự án Xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển; Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định... Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh.
"Tăng bậc trong bảng xếp hạng PCI từ nhóm trung bình lên nhóm khá, đứng vị trí 24 cả nước là một dấu ấn mang tính đột phá mạnh mẽ của Nam Định. Chắc chắn chỉ số này sẽ tạo đà cho Nam Định tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt mục tiêu của các Nghị quyết 04, 05, 06, 07, 08 của Đảng bộ tỉnh cũng như của năm 2022", Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng nhấn mạnh.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower