
-
NIC và Intel Việt Nam công bố chương trình "Trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng"
-
Kế toán viên trong kỷ nguyên mới: Làm chủ AI hay bị thay thế?
-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ
-
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc
-
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số nhưng vẫn thất bại vì những ngộ nhận phổ biến dưới đây:
Nghĩ rằng chuyển đổi số là số hóa
Rất nhiều doanh nghiệp khi nghe đến chuyển đổi số thường bị nhầm tưởng với số hóa. Thực chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
![]() |
Số hóa chỉ là một bước của chuyển đổi số. |
Số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (như việc chuyển từ tài liệu số sang file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ analog sang phát sóng kỹ thuật…). Còn chuyển đối số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác số hóa là một phần của chuyển đổi số. Nếu bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, doanh nghiệp có thể sẽ đưa ra những định hướng, quyết định sai lầm.
Chuyển đổi số chỉ dành cho doanh nghiệp lớn
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay còn chần chừ chưa chuyển đổi số. Cho rằng, chỉ những “đại gia công nghệ” mới có đủ khả năng và nguồn vốn để đầu tư vào một dự án lớn và dài hạn như chuyển đổi số là hiểu lầm nghiêm trọng của doanh nghiệp.
Thực tế, quá trình số hóa của một doanh nghiệp diễn ra theo các giai đoạn khác nhau và càng về sau càng tiên tiến. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, quá trình số hóa có thể bắt đầu đơn giản từ việc sử dụng các phần mềm để theo dõi hàng tồn kho thay vì dùng giấy bút. Nghĩa là dù ít nhân viên, doanh nghiệp vẫn có những công cụ tối ưu hóa khối lượng công việc để đạt kết quả tốt nhất.
Theo tập đoàn công nghệ Mỹ Zebra, sau khi hình thành được nền tảng ban đầu, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể từng bước tự nâng cấp quá trình chuyển đổi số qua các giai đoạn khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu và ngân sách. Mọi việc đều cần có sự khởi đầu, và điều quan trọng đối với những doanh nghiệp này là phải luôn "nghĩ lớn và khởi đầu từ bước nhỏ".
Coi chuyển đổi số là một dự án công nghệ
Mặc dù công nghệ là một phần quan trọng đóng góp vào thành công của chuyển đổi số. Song, suy cho cùng đó cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần nhiều yếu tố khác như: Tư duy, con người, văn hóa tổ chức...
Thay vì coi chuyển đổi số như một dự án IT, “đổ” tiền đầu tư vào những công nghệ không thực sự cần thiết, doanh nghiệp, nên bắt đầu tập trung vào thu thập dữ liệu, gia tăng trải nghiệm khách hàng, xây dựng văn hóa chuyển đổi số trong doanh nghiệp,... sau đó mới lập những chiến lược áp dụng công nghệ phù hợp.
Chuyển đổi số là chuyện riêng của bộ phận IT
Cũng gần giống như suy nghĩ chuyển đổi số là một dự án công nghệ, nhiều người thường hiểu lầm rằng chuyển đổi số liên quan đến các vấn đề kỹ thuật nên chỉ dành cho nhân sự IT hoặc lãnh đạo cấp cao, bản thân các phòng ban khác không liên quan đến vấn đề này.
Đây thực sự là một suy nghĩ tai hại. Chuyển đổi số thực chất là sự nỗ lực thay đổi của toàn bộ hệ thống, từ lãnh đạo cho đến các cấp nhân viên, không phân biệt phòng ban hay vị trí.
Để chuyển đổi số thành công thì tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với công việc của mình và biết cách áp dụng vào quá trình làm việc.
Doanh nghiệp nghĩ rằng mình đã hoàn thành chuyển đổi số
Chuyển đổi số nghĩa là chúng ta phải không ngừng thay đổi và bắt kịp xu hướng của thời đại. Bất cứ một suy nghĩ đã hoàn thành hoặc không cần làm nữa của doanh nghiệp chính là sợi dây kéo doanh nghiệp thụt lùi.
Chuyển đổi số là một hành trình không có điểm dùng, vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xác định phải luôn luôn thích nghi, không ngừng chuyển động để đáp ứng được nhu cầu của nó.

-
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh -
Hà Nam vào top 10 cả nước về tỷ trọng kinh tế số trong GRDP -
Khai trương trung tâm ươm tạo, đưa Việt Nam tiến sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn -
Trợ lực giúp ngành game Việt Nam cán mốc 1 tỷ USD -
VNPT đồng hành cùng tỉnh An Giang, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện -
Phó giám đốc NIC: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần “vốn mồi” từ nhà nước -
VNPT SME - Giải pháp tài chính kế toán số hóa toàn diện cho doanh nghiệp
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp