Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng điện Việt Nam
Linh Mai - 13/10/2014 10:52
 
LTS: Bắt đầu từ số ra ngày 13 tháng 10, Báo Đầu tư sẽ giới thiệu chùm 5 bài viết về công nghệ và sáng tạo của Tập đoàn GE (Mỹ). Đây là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Mỹ và thế giới đang đẩy nhanh sự hiện diện của mình tại Việt Nam, một môi trường đầu tư với nhiều cơ hội hấp dẫn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
GE hỗ trợ triển khai nhà máy phong điện thứ hai tại Việt Nam
Thêm nhiều sinh viên ĐHBKHN có cơ hội thực tập với GE
GE bổ nhiệm người Việt làm TGĐ GE Hải Phòng
Việt Nam là thị trường quan trọng của GE

Tiếp nối thành công của các dự án năng lượng đã thực hiện ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây, Tập đoàn GE của Mỹ cam kết tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam bằng cách cung cấp những công nghệ hiện đại và chia sẻ những kiến thức chuyên môn.

   
 

GE luôn nỗ lực không ngừng để đem đến các loại tuốc – bin tiên tiến và hiệu quả nhất thế giới

 

GE và cơ hội đầu tư ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines, với số dân là 90,7 triệu người (năm 2012).

Năm ngoái, GDP của Việt Nam đã tăng 5,3% và dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức từ 6,5-7% trong giai đoạn 2016-2020. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, tốc độ tiêu thụ năng lượng hàng năm của Việt Nam cũng được ước tính ở mức 10,5%.

Theo Chiến lược phát triển ngành điện của Chính phủ đến năm 2020, 2/3 nguồn điện sẽ được cung cấp từ các nhà máy nhiệt điện. Thủy điện sẽ chỉ chiếm 23% nguồn cung. Trong khi đó, nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 5,6 % tổng nguồn cung điện của cả nước.

Kế hoạch trên cho thấy một cơ hội rất lớn để GE tiếp tục tăng cường sự hiện diện trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chiến lược Phát triển xanh và nhu cầu về điện đang gia tăng mạnh mẽ.

Phải nói rằng, trong thời gian qua, Tập đoàn GE đã có đóng góp không nhỏ tới sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam, đặc biệt là điện gió. GE cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án năng lượng tái tạo và các dự án phát điện khác trên cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, các thiết bị của GE đang tham gia vào việc sản xuất ra hơn 2.000 MW điện, tương đương với 7% sản lượng cung cấp điện của Việt Nam.

Khai thác tiềm năng điện gió Việt Nam

Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn về điện gió. Trong Chiến lược phát triển ngành điện đến năm 2020, Chính phủ cũng dự tính điện gió sẽ đóng góp khoảng 1.000 MW vào nguồn cung điện vào năm 2020.

Hiện tại, mới có 3 dự án điện gió đã đi vào hoạt động trên cả nước, trong đó hai dự án đã được hòa mạng lưới điện quốc gia. Hàng chục dự án điện gió khác cũng đang được lên kế hoạch xây dựng trong thời gian tới tại  Việt Nam.

Vào tháng 12 năm ngoái, GE Power & Water đã ký hợp đồng với Công ty Xây dựng - Thương Mại - Du lịch Công Lý để cung cấp 52 tuốc - bin điện gió cho giai đoạn hai của Dự án điện gió Bạc Liêu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng công suất 83,2 MW, dự án điện gió này sẽ hoạt động hết công suất vào cuối năm 2015.

Việc xây dựng Dự án điện gió Bạc Liêu đã được bắt đầu từ năm 2011. Nhà đầu tư và GE đã lắp đặt được 10 tuốc - bin điện gió với tổng công suất là 16 MW. Các tuốc - bin đã đi vào hoạt động và nguồn điện cũng đã được nối với lưới điện quốc gia từ tháng 5/2013.

Các tuốc - bin điện gió của GE được lắp tại Dự án điện gió Bạc Liêu trong giai đoạn 2 của dự án cao 82,5 m, dành cho khu vực có điều kiện gió cấp 3. Đây là loại tuốc - bin 1,6 MW và cao 82,5m mà GE đã lắp đặt rất thành công tại hơn 19.000 dự án điện gió trên khắp thế giới.

“Đây là một phần của chiến lược từ công ty tới quốc gia của chúng tôi. Dự án điện gió tại Bạc Liêu là bằng chứng cho thấy cam kết của chúng tôi đối với việc hỗ trợ đối tác trong nước cũng như sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam”, bà Nguyễn My Lan, Tổng giám đốc GE Việt Nam và Campuchia cho biết.

“Ngoài ra, với tiềm năng lớn về điện gió, chúng tôi hy vọng tiếp tục hợp tác với các đối tác Việt Nam để thúc đẩy các dự án điện gió mới trong tương lai”, bà My Lan nói thêm.

Cùng với mục đích đưa Việt Nam gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của GE, năm 2008, tập đoàn này đã xây dựng dự án sản xuất máy phát cho tuốc - bin điện gió tại Hải Phòng. Năm ngoái, GE đã quyết định tăng vốn tại nhà máy từ 50 triệu USD lên 110 triệu USD nhằm mở rộng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng trên toàn thế giới.

Cơ hội với các dự án nhiệt điện và khí

Hiện tại, than đang chiếm đến 29,7% tổng nguồn cung điện trên thế giới. Đây cũng là nguồn nguyên liệu chính đối với nhiều nhà đầu tư Việt Nam đang có dự định xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên khí dồi dào cũng là một cơ hội rất lớn cho các nhà máy nhiệt điện chạy khí đang ngày càng gia tăng về số lượng, mặc dù chi phí khí cho giải pháp này có thể chiếm tới 70% chi phí hoạt động của một nhà máy.

Chính vì lẽ đó, công nghệ cho nhà máy điện khí, bao gồm cả tuốc-bin khí, sẽ phải đáp ứng yêu cầu tối đa hóa hiệu quả sản xuất điện và đảm bảo tính cạnh tranh.

Cho đến hiện nay, GE đã cung cấp hơn 10 tuốc - bin khí (loại Frame 6 và 9 FA), và hai tuốc - bin hơi nước có công suất 300 MW (loại D5) cho thị trường Việt Nam. Hiện tại, GE cũng đang giới thiệu công nghệ tuốc - bin khí H-class và công nghệ tuốc - bin hơi nước mới nhất cho thị trường này.

Tuốc - bin khí 9 HA của GE hiện đang là loại tuốc - bin khí hiện đại nhất trên thế giới, với hiệu xuất hiệu quả là 61%. Theo Tổ chức Tuốc - bin khí Thế giới. Tuốc - bin 9 HA đảm bảo có hiệu quả về chi phí sử dụng nhiên liệu khí tốt nhất. Loại tuốc - bin này cũng giảm khí thải CO2 xuống thấp hơn và giảm chi phí bảo trì và hoạt động của nhà máy, từ đó giúp tiết kiệm được các khoản chi phí, bảo vệ môi trường và giảm giá điện cho người tiêu dùng.

Giảm thiểu thất thoát của hệ thống truyền tải điện

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2011, trong khi các dự án điện đang cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, có khoảng 10% lượng điện tại Việt Nam bị thất thoát trong quá trình truyền tải và phân phối.

Công ty Frost & Sullivan, một công ty tư vấn phát triển toàn cầu, ước tính Việt Nam cần có 42,6 tỷ USD để cải thiện hệ thống truyền tải và phân phối điện, cũng như nâng cấp lưới điện quốc gia từ năm 2011 tới năm 2030.

Trong đó, giai đoạn đầu tư từ năm 2011 đến năm 2016, Việt Nam cần 8,5 tỷ USD để cải thiện và mở rộng hệ thống truyền tải và phân phối điện 220 kV và 6,8 tỷ USD để nâng cấp hệ thống truyền tải điện 500 kV. Vốn đầu tư cũng cần có để nâng cấp lưới nối giữa hệ thống truyền tải và phân phối điện với hệ thống 110 kV. Các khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ giảm thiểu lượng điện thất thoát trong quá trình truyền tải.

Trong những năm qua, GE đã tham gia vào quá trình cải thiện và nâng cấp hệ thống lưới điện của Việt Nam và hiện tại cũng muốn tiếp tục tham gia tích cực hơn vào quá trình này.

Năm 2012, GE ký hợp đồng với Công ty Truyền tải điện số 4, công ty con của Tổng công ty truyền tải điện quốc gia. Hợp đồng này sẽ tăng gấp đôi công suất đường dây truyền tải điện 500 kV Pleiku - Phú Lâm từ 1.000 ampe lên 2.000 ampe.

Theo đó, GE sẽ cung cấp 6 giàn tụ điện bù dọc cùng với gói dịch vụ giám sát thi công lắp đặt, vận hành thử nghiệm và đưa vào hoạt động. Dự án sử dụng công nghệ hiện đại nhất của GE, giúp tăng gấp đôi công suất hệ thống truyền tải hiện có cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng đã được lắp đặt trước đó.

Đây là lần thứ hai GE hợp tác với Tổng công ty truyền tải điện quốc gia để nâng cấp hệ thống truyền tải. Trước đó, GE cũng đã cung cấp các tụ điện cho hệ thống 500 kV Đà Nẵng – Hà Tĩnh.

“Các giải pháp phát điện của GE được ứng dụng bởi các công ty trong nước và các đối tác sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý điện của Việt Nam phù hợp với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng”, ông Ramesh Singaram, Giám đốc khu vực về mảng phát điện của GE nói.

GE Hải Phòng - Phát triển bền vững là ưu tiên số 1

GE Hải Phòng - Phát triển bền vững là ưu tiên số 1

Sau gần bốn năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, Nhà máy GE Hải Phòng luôn là một trong 3 doanh nghiệp công nghiệp có doanh thu xuất khẩu lớn nhất của TP. Hải Phòng. Bà Vũ Thu Trang, Tổng giám đốc mới được bổ nhiệm của Nhà máy General Electric (GE) Hải Phòng chia sẻ, mục tiêu ưu tiên số 1 của Nhà máy GE Hải Phòng là phát triển mạnh, bền vững hơn nữa, đi đúng với định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghệ cao của Việt Nam.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư