-
Hà Nội tiêu thụ điện cao điểm vào 12-15h và 22-24h hàng ngày -
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết -
Mailand Hanoi City tưng bừng ngày hội Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề lần thứ 3 -
Hà Nội tăng cường các biện pháp điều hành, bình ổn giá dịp cuối năm 2024 -
Tôm Việt vào tầm ngắm, doanh nghiệp tìm giải pháp để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ -
Kích cầu tiêu dùng hàng sản xuất trong nước dịp cuối năm
Việc nâng cấp Hiệp định ATIGA sẽ nâng cao vị thế của ASEAN trong chuỗi cung ứng toàn cầu. |
Bộ Công thương đang lấy ý kiến của doanh nghiệp về việc nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Trước đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 28 (AEMR28) 16/3/2022, các nước ASEAN đã thống nhất chính thức khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại nội khối và phát triển các chuỗi cung ứng khu vực.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến khó lường, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, các nước ASEAN đã thống nhất nâng cấp Hiệp định ATIGA để giúp ASEAN có thể đối phó với những thách thức này, củng cố chuỗi cung ứng khu vực, góp phần vào phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Do hầu hết thuế quan đã được xóa bỏ giữa các nước ASEAN, mục tiêu chính của việc nâng cấp Hiệp định ATIGA là nhằm giảm bớt các rào cản thương mại trong khu vực, tăng cường tạo thuận lợi thương mại nhằm thúc đẩy việc lưu chuyển hàng hóa tự do hơn nữa trong nội khối, nâng cao khả năng khai thác Hiệp định của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo rằng Hiệp định này vẫn có ý nghĩa, hướng tới tương lai và giúp ASEAN có thể ứng phó tốt hơn với không chỉ các khó khăn trong hiện tại mà còn với cả các thách thức trong tương lai.
Dự kiến phương án đàm phán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh với đối tác ASEAN.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, doanh nghiệp có thể đề cập những nội dung dự kiến nâng cấp (đã được nêu hoặc chưa nêu tại Danh mục đàm phán dự kiến) mà doanh nghiệp/hiệp hội cho rằng cần sửa đổi hoặc bổ sung và những lý do cụ thể. Định hướng sửa đổi, điều chỉnh để có thể phục vụ lợi ích của doanh nghiệp. Các thông tin liên quan khác về hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh với các nước ASEAN.
ATIGA là một hiệp định thương mại tự do (FTA) được 10 nước ASEAN ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 vào tháng 2/2009 và có hiệu lực vào ngày 17/5/2010.
Tiền thân của Hiệp định này là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) ký năm 1992 với mục tiêu xóa bỏ thuế quan và xây dựng một khuôn khổ pháp lý nhằm giảm tối đa các rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu chuyển tự do trong khu vực ASEAN.
Hiệp định ATIGA quy định các nghĩa vụ chính đối với các nước ASEAN. Trong đó, về cắt giảm thuế quan, Hiệp định quy định, các nước Brunei, Indonesia, Malaysia,Thái Lan, Philippines, Singapore (ASEAN-6) phải xóa bỏ thuế quan đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN khác vào năm 2010; các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV) phải thực hiện nghĩa vụ này vào năm 2015 với linh hoạt đến năm 2018 cho không quá 7% số dòng thuế, ngoại trừ các mặt hàng có Lộ trình cam kết sau:
Lộ trình D (sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm chưa chế biến): giảm thuế quan xuống mức 0-5% từ năm 2010 với các nước ASEAN-6; 2010 (đối với đường) và 2013 (đối với các mặt hàng khác) với Việt Nam; 2015 với Lào và Mian-ma; và 2017 với Cam-pu-chia.
Lộ trình E (sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm cao chưa chế biến): giảm thuế quan đối với gạo xuống mức 25% vào năm 2010 với Malaysia, với gạo xuống mức 25% và đường xuống mức 5-10% vào năm 2015 với Indonesia, với gạo xuống mức 35% vào năm 2015 với Philippines.
Lộ trình F: cắt giảm theo lộ trình đối với thuế suất ngoài hạn ngạch của các mặt hàng được phép áp dụng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) của Thái Lan1 và Việt Nam.
Lộ trình G (mặt hàng xăng dầu của Việt Nam và Campuchia): xóa bỏ thuế quan vào năm 2024 với Việt Nam và 2025 với Campuchia.
Lộ trình H: gồm những mặt hàng không phải cắt giảm thuế, áp dụng với tất cả các nước. Với Việt Nam, ta đang duy trì khoảng 1,8% số dòng thuế gồm 111 mặt hàng thuộc Danh mục loại trừ có tính chất nhạy cảm cao với quốc phòng, an ninh, xã hội … và 55 mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm với thuế suất trên 0%.
Cho đến nay các nước ASEAN đã xóa bỏ trung bình 98,64% số dòng thuế nhập khẩu, trong đó Việt Nam xóa bỏ khoảng 98%.
Về xóa bỏ hạn ngạch thuế quan: Theo Hiệp định ATIGA, Thái Lan và Việt Nam được quyền duy trì hạn ngạch thuế quan lần lượt đến hết ngày 31/12/2009 và 31/12/2017. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn của ngành mía đường trong nước, năm 2017, Việt Nam đã đề nghị được hoãn thực hiện cam kết xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường đến hết năm 2019 và được các nước ASEAN đồng ý. Hiện nay, toàn bộ hạn ngạch thuế quan trong ASEAN đã được xóa bỏ.
-
Tăng kết nối, thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường tỷ dân -
Đạt 9,2 tỷ USD sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD -
Mailand Hanoi City tưng bừng ngày hội Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề lần thứ 3 -
Hà Nội tăng cường các biện pháp điều hành, bình ổn giá dịp cuối năm 2024 -
Xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản vùng miền -
Công nghệ số: “Chìa khóa” tối ưu hóa quản lý chăn nuôi -
Hà Nội bảo đảm nguồn cung nông sản Tết Ất Tỵ 2025
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô