
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
-
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 891 triệu USD, vẫn tăng 16% nhờ đợt “tăng tốc” giao hàng trước mốc 9/7 - thời điểm Mỹ áp dụng thuế đối ứng mới.
Tuy nhiên, từ tháng 6, nhiều doanh nghiệp đã chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ để tránh rủi ro bị đánh thuế cao. Trong khi đó, xuất khẩu sang EU chững lại, giảm nhẹ 1%. Tại khu vực Trung Đông, xuất khẩu giảm mạnh 16% do ảnh hưởng của chiến sự. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Israel - thị trường tiêu thụ lớn cá ngừ hộp giảm hơn 50%.
Ở chiều ngược lại, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt trong tháng 6, tăng từ 15% đến gần 28%.
![]() |
Xuất khẩu thuỷ sản tăng chậm trong tháng 6. |
Bà Lê Hằng, Phó tổng thư ký VASEP thông tin, cá ngừ là nhóm sụt giảm mạnh nhất trong tháng 6, giảm hơn 31% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu cá ngừ giảm gần 2%. Trong khi đó, tôm và cá tra tăng trưởng chậm lại, do cũng bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ. Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu tôm đạt 2,07 tỷ USD (tăng 26%), cá tra đạt 1 tỷ USD (tăng 10%).
“Triển vọng nửa cuối năm 2025 đối với hai ngành hàng chủ lực này phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Đặc biệt, tôm có nguy cơ đối mặt với “thuế chồng thuế” gồm thuế đối ứng, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp”, bà Hằng chia sẻ.
Ngành cá tra có phần lạc quan hơn khi mới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng kỳ rà soát POR20, với 7 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%. Nếu mức thuế đối ứng sắp tới được kiểm soát tốt, đây có thể là cơ hội để cá tra Việt Nam bứt phá.
Do đó, VASEP đặt ra hai kịch bản tăng trưởng. Kịch bản một, thuế đối ứng của Mỹ sau ngày 9/7 là 10%, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm còn khoảng 9,5 tỷ USD, giảm 500 triệu USD so với dự báo trước đó. Các thị trường khác như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và EU có thể hấp thụ một phần hàng hóa điều tiết từ Mỹ.
Kịch bản hai là thuế đối ứng trên 10% và có thể đến 46%, xuất khẩu có nguy cơ giảm sâu chỉ còn 9 tỷ USD hoặc thấp hơn. Mỹ sẽ không còn là thị trường ổn định, nhất là với các mặt hàng có chuỗi cung ứng phức tạp.
Kịch bản này có khả năng sẽ xảy ra bởi mới đây, trong bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Truth Social ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cung cấp một số thông tin chi tiết về thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
“Theo các điều khoản của thỏa thuận, Việt Nam sẽ chịu mức thuế 20% cho mọi hàng hóa đưa vào lãnh thổ Mỹ và chịu mức thuế 40% đối với hàng hóa trung chuyển”, Tổng thống Mỹ chia sẻ trên bài đăng.
Phó tổng thư ký VASEP nhận định, trong kịch bản xấu nhất, cạnh tranh từ các quốc gia có thuế thấp hơn như Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia sẽ trở nên gay gắt hơn. Cơ hội sẽ dịch chuyển sang các thị trường trung lập như Nhật Bản, EU và ASEAN, nhưng khả năng bù đắp là có hạn trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chưa phục hồi mạnh.
![]() |
Doanh nghiệp thuỷ sản chủ động tái cấu trúc thị trường. |
Trong bối cảnh đó, một số doanh nghiệp đang chủ động tái cấu trúc, tìm kiếm thị trường thay thế và đầu tư vào các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng.
Ông Bùi Quang Long, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm Việt Á Châu chia sẻ: “Ngoài việc giữ vững thị phần tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc… chúng tôi đang đẩy mạnh đầu tư sản phẩm giá trị gia tăng như cá chẽm phi lê, cá dấm trắng, cá chim cắt khúc, combo hải sản nấu lẩu… để phục vụ thị trường bán lẻ”.
Hiện nay, Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân cũng mở ra cơ hội mới. Với thị trường nội địa 100 triệu dân, nhiều doanh nghiệp thủy sản bắt đầu quay về chinh phục “sân nhà”.
Đặc biệt, hoạt động tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm như hiện nay, hàng gian, hàng giả sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính quay về thị trường nội địa.

-
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch -
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc -
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản”
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower