
-
Home Credit Việt Nam công bố báo cáo tài chính 2024 lãi 1.291 tỷ đồng
-
VN-Index giảm gần 11 điểm trong phiên chốt NAV quý I/2025
-
Agriseco chốt trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 6%
-
Quỹ ngoại “mắc kẹt” ở Clever Group -
Chứng khoán BIDV (BSC) muốn tăng vốn lên gần 2.500 tỷ
![]() |
Bà Trần Thị Huệ, Phó giám đốc Kho bạc Nhà nước. |
Nghị định số 24/2016/NĐ-CP (Nghị định 24) khi được ban hành (năm 2016) đã được coi là bước đột phá trong quản lý ngân quỹ nhà nước?
Trước đây, ngân quỹ nhà nước phân tán ở khoảng 700 tài khoản, có thể hình dung như 700 túi tiền, mỗi túi có một ít tiền. Trong quá trình điều hành, thường xuyên xảy ra tình trạng túi này chưa tiêu đến, túi khác lại bị thiếu, buộc Kho bạc Nhà nước phải điều chuyển từ túi thừa sang túi thiếu, mất rất nhiều thời gian, hồ sơ, giấy tờ. Số tiền trong các túi sau khi cân đối mà vẫn còn thừa, tạm thời nhàn rỗi buộc phải cất kho, trong khi nền kinh tế lại thiếu tiền, khiến việc sử dụng ngân quỹ nhà nước không hiệu quả.
Trước bất cập trên, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thông qua Nghị định số 24/2016/NĐ-CP, gom tất cả các túi tiền vào một tài khoản thanh toán tập trung, thống nhất, từ đó nâng cao khả năng thanh khoản, đáp ứng kịp thời, đầy đủ mọi nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước với các đơn vị giao dịch. Đây là văn bản pháp lý quy định về nguyên tắc quản lý; sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi; biện pháp xử lý ngân quỹ tạm thời thiếu hụt; biện pháp phòng ngừa rủi ro; điều hành ngân quỹ bằng ngoại tệ... tiệm cận thông lệ quốc tế.
Hiệu quả đạt được ra sao, thưa bà?
Trong điều hành chi ngân sách thường xuyên, xảy ra tình trạng một số nguồn chưa chi (nguồn thực hiện cải cách tiền lương, nguồn tăng thu tiết kiệm chi chưa được phân bổ...) dẫn đến kết dư ngân sách trong chi thường xuyên. Mấy năm gần đây, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là bài toán rất nan giải. Ngoài ra, còn một lượng tiền rất lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản được phép chuyển nguồn theo Luật Đầu tư công.
Quản lý lượng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi rất lớn, thực hiện các quy định của Nghị định 24, Bộ Tài chính đã chủ động giảm khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ và cho ngân sách trung ương vay để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và tạm ứng cho ngân sách nhà nước khi nguồn thu chưa tập trung kịp.
Nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi còn lại được gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại và mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ. Thông qua hoạt động này, mỗi năm, Kho bạc Nhà nước nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước từ khi thực hiện Nghị định 24 đến nay là 26.244 tỷ đồng.
Việc sử dụng linh hoạt không chỉ tăng hiệu quả sử dụng ngân quỹ nhà nước, mà còn góp phần phát triển thị trường tài chính; hỗ trợ tích cực Ngân hàng Nhà nước có nguồn để mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước và ổn định thanh khoản thị trường, kiểm soát lạm phát, giữ được mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; giúp giảm chi phí cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Như vậy, quy định hiện hành về quản lý, sử dụng ngân quỹ nhà nước vẫn phù hợp, tại sao phải sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 14/2025/NĐ-CP (Nghị định 14)?
Nghị định 24 đã hướng dẫn, quy định đầy đủ các nội dung về quản lý ngân quỹ nhà nước, bước đầu tạo hành lang pháp lý vững chắc để triển khai các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ theo hướng hiện đại, đáp ứng mục tiêu quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, sau 8 năm triển khai, đã bộc lộ một số hạn chế, cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước, gắn kết chặt chẽ giữa công tác quản lý ngân quỹ nhà nước, ngân sách nhà nước và quản lý.
Đơn cử, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch, trong đó có giao dịch bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, thời gian qua, ngân quỹ nhà nước bằng ngoại tệ bị thiếu hụt, chủ yếu do mất cân đối thu - chi bằng ngoại tệ của ngân sách trung ương.
Để xử lý vấn đề này, Nghị định 14 cho phép mua ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng thương mại trong trường hợp ngân quỹ nhà nước thiếu hụt mà không tự cân đối được. Nhu cầu chi ngoại tệ của ngân quỹ nhà nước rất lớn, trường hợp không mua đủ số lượng ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước cân đối bán số lượng ngoại tệ còn thiếu từ dự trữ ngoại hối cho ngân quỹ nhà nước.
Ưu tiên số một trong sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi là cho vay, tạm ứng đối với ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh. Thưa bà, khi xảy ra mất cân đối, thì việc thu hồi nợ thế nào?
Theo quy định hiện hành, ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi ưu tiên tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh với thời gian tối đa là 1 năm. Trường hợp ngân sách gặp khó khăn, nguồn thu không đáp ứng đủ các nhu cầu chi theo kế hoạch, được gia hạn tạm ứng với thời hạn tối đa không quá 1 năm.
Nghị định 14 quy định, các khoản tạm ứng, không phân biệt là ngân sách trung ương hay cấp tỉnh, phải hoàn trả trong năm ngân sách và dứt khoát không được gia hạn. Đối với các khoản vay, trong trường hợp gặp khó khăn, chưa có nguồn để thanh toán, ngân sách trung ương được phép gia hạn nhiều lần, nhưng mỗi lần không quá 12 tháng, còn ngân sách cấp tỉnh chỉ được phép gia hạn 1 lần, với thời hạn tối đa không quá 12 tháng.

-
Nâng hiệu quả quản lý và sử dụng ngân quỹ nhà nước -
Quỹ ngoại “mắc kẹt” ở Clever Group -
Chứng khoán BIDV (BSC) muốn tăng vốn lên gần 2.500 tỷ -
VN-Index giảm hơn 6 điểm trong phiên 28/3 -
Chứng khoán KAFI đặt kế hoạch lãi gấp 3, liên tục muốn tăng vốn -
Xây dựng trung tâm tài chính: Gấp rút chuẩn bị bước đi chiến lược -
Vừa thay Chủ tịch HĐQT, Vinaseed mạnh tay đặt mục tiêu lãi kỷ lục
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng