-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Giá trái cây tăng “chóng mặt”
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T chia sẻ, với thời tiết nắng nóng kéo dài hiện giá dừa tươi tăng gấp 4 lần trước đó.
“Chúng tôi mua tại vườn ở Bến Tre hiện có giá 130.000 đồng/chục, trong khi trước đây nhiều thời điểm chỉ 30.000 - 40.000 đồng/chục. Giá dừa tăng còn "nóng" hơn giá vàng. Buổi sáng mới chốt giá, buổi chiều đã tăng thêm 20% - 30%”, ông Tùng dẫn chứng.
Là “ông trùm” xuất khẩu trái cây tươi, ông Tùng cho biết bên cạnh dừa tươi giá tăng mạnh mà không đủ nguồn cung thì một loại quả khác là bưởi cũng “cạn kiệt” do ảnh hưởng xâm nhập mặn trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Bưởi da xanh Bến Tre đang khan hiếm nguồn cung cho nội địa lẫn xuất khẩu. |
Tổng giám đốc Vina T&T cho biết, dù bưởi Bến Tre hiện có mức giá thu mua tại vườn khá cao từ 35.000 - 45.000 đồng/kg nhưng hiện cung không đủ cầu. Dự báo giá của loại quả này còn tăng cao khi thời gian tới Trung Quốc, Mỹ, NewZealand tăng nhu cầu nhập khẩu.
Bên cạnh xuất khẩu thì khảo sát tại các chợ truyền thống, trong những ngày này các loại thực phẩm tươi giải nhiệt cũng tăng giá. Trong đó, chanh tươi là mặt hàng tăng giá mạnh nhất. Nếu như vào thời điểm cách đây khoảng 3 tháng, giá chanh ở mức 20.000-22.000 đồng/kg thì nay giá đã tăng lên mức 30.000 đồng/kg. Không chỉ thế, mặt hàng này đang trong tình trạng khan hàng. Chủ các điểm kinh doanh cho biết, chanh sẽ còn tiếp tục hút khách và tăng giá trong thời gian tới.
Còn tại các điểm kinh doanh nước giải khát nhanh như nước mía, nước sâm lạnh, nước dừa tươi, trái cây ép...thì mức giá cũng tăng từ 5.000-10.000 đồng so với thời điểm trước.
Các nhà bán lẻ cũng cho biết nắng nóng đang khiến các mặt hàng nước giải khát, nước tăng lực...Ví dụ sức mua mặt hàng này tại tại hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op tăng 30% so với trước thời điểm nắng nóng kéo dài. Các mặt hàng nhãn hàng riêng như mật dừa nước, trà tim sen, rau má...cũng tăng đến 50%.
Doanh nghiệp xuất khẩu chịu thiệt hại
Với cương vị Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ông Tùng chia sẻ thêm, dù tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động tiêu cực song do rau quả là “ngành đặc thù” nên xuất khẩu rau quả Việt Nam 4 tháng đầu năm vẫn vươn lên tăng trưởng tốt. Bằng chứng là kim ngạch xuất khẩu đến hết tháng 4 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD ( tăng hơn 32% so với cùng kỳ ). Trong đó, Mỹ, Trung Quốc, EU…vẫn là những thị trường nhập khẩu chính.
Công ty Vina T&T đang gặp khó khi giá dừa tươi liên tục tăng cao và "cháy hàng". |
Là thủ phủ dừa cả nước nhưng hiện nguồn cung dừa tươi của tỉnh Bến Tre đang giảm mạnh do nhiều vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, thời tiết nắng nóng kéo dài.
Không chỉ dừa mà dưới tác động khắc nghiệt của thời tiết, nhiều loại nông sản khác như bưởi, thanh long, nhãn…cũng không đủ cung ứng ra thị trường.
Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Long An cho biết, do nắng nóng nên sản lượng trái thanh long giảm nhiều, dẫn đến nguồn cung khan hiếm.
Ông Trịnh phân tích, các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng trước với khách hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ doanh nghiệp ký kết cung cấp một tấn thanh long/tuần nhưng do thiếu nguồn hàng, buộc phải tranh mua, tăng giá thu mua để có đủ lượng hàng giao cho đối tác.
Theo đó, giá thanh long đỏ thu mua tại vườn hiện 30.000 - 35.000 đồng/kg, thanh long trắng 20.000-25.000 đồng/kg. Như vậy, doanh nghiệp sẽ thiệt hại hơn 15%/đơn hàng đã ký kết.
“Doanh nghiệp sẽ vừa chấp nhận câu chuyện giá các mặt hàng này tăng cao mà chất lượng lại giảm đi. Bởi khi cầu tăng mà cung không đủ, thời điểm nắng nóng chất lượng nông sản cũng không được đảm bảo buộc phải chấp nhận một số mặt hàng có chất lượng kém hơn. Trước tôi chỉ mua bưởi đủ 1 kg trở lên nhưng nay trái 0,6kg cũng mua mà còn không có hàng”, ông Tùng cho hay.
Dù vậy, theo ông Tùng để có được nguồn hàng, các doanh nghiệp, thương lái tranh nhau mua và thậm chí còn đưa ra các thoả thuận cam kết bao tiêu đầu ra cả những giai đoạn thấp điểm để mong có hàng cung ứng cho thị trường dịp cao điểm này.
-
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up