
-
Kênh đầu tư nào lên ngôi khi lãi suất và dòng tiền đảo chiều?
-
Rủi ro suy thoái sẽ củng cố nhu cầu đầu tư vào vàng
-
Khuyến khích ngân hàng cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền
-
Thanh khoản dồi dào, Ngân hàng Nhà nước “ế” vốn 4 ngày liên tiếp, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh
-
Giá vàng trở lại áp sát mốc 2.000 USD/ounce -
Vàng bay cao sau cuộc họp của Fed, vàng miếng SJC bán ra 67,35 triệu đồng/lượng
![]() |
NCB sắp tăng vốn điều lệ. |
Tại Đại hội cổ đông bất thường hôm nay, các cổ đông đã thông qua Báo cáo về kết quả tăng vốn điều lệ năm 2019 và Tờ trình phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ năm 2020.
Thảo luận tại Đại hội, các thành viên HĐQT, cổ đông đều nhất trí cho rằng, năm 2019, NCB tăng vốn thành công lên hơn 4.102 tỷ đồng, giúp ngân hàng có thêm nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại cũng như tăng cường quản trị rủi ro…
Kết thúc năm 2019, tổng tài sản của NCB ước đạt trên 80.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt mức kế hoạch đề ra - tạo nền tảng vững chắc để NCB tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2020.
Giai đoạn 2020 - 2025, để thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra, việc tiếp tục tăng vốn là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, HĐQT quyết định chọn phương án tăng vốn điều lệ năm 2020 thông qua bán cổ phần cho cán bộ nhân viên và cổ đông hiện hữu.
Được biết, ngoài tăng vốn bằng bán cổ phần cho cán bộ, nhân viên và cổ đông hiện hữu, hiện rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm tới NCB. Trong năm 2019, lãnh đạo NCB đã có nhiều buổi gặp gỡ với hai nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Singapore. Hai nhà đầu tư này mong muốn tham gia mua cổ phần của NCB trong đợt phát hành cổ phiếu mới nhằm tăng vốn điều lệ cho nhà băng. Trước khi tìm kiếm và lựa chọn hai nhà đầu tư này, NCB đã xây dựng các tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược phù hợp với nhu cầu và đặc điểm thực tế của mình, gồm: tổng tài sản, lợi nhuận ròng, lĩnh vực hoạt động, kinh nghiệm hoạt động quốc tế, xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế, hòa hợp văn hóa doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp...
Nếu kế hoạch tăng vốn thành công, NCB sẽ có sự bứt phá, tiến lên nhóm ngân hàng có quy mô vốn tầm trung. Bước đi này nằm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng khi tập trung mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin; phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số (Digital Banking); mở rộng mạng lưới cũng như tăng cường quản trị rủi ro thời gian qua.

-
Rủi ro suy thoái sẽ củng cố nhu cầu đầu tư vào vàng -
Thanh khoản dồi dào, trái phiếu rục rịch tan băng, thời kỳ tiền đắt chưa kết thúc -
Khuyến khích ngân hàng cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền -
Thanh khoản dồi dào, Ngân hàng Nhà nước “ế” vốn 4 ngày liên tiếp, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh -
Bí kíp giúp Agribank không có đối thủ tại “trận địa” tín dụng tam nông -
Giá vàng trở lại áp sát mốc 2.000 USD/ounce -
Trái phiếu doanh nghiệp rậm rịch “tan băng”: Thận trọng với “bẫy cơ cấu”
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam