-
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến |
Góp ý kiến vào công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Lê Như Tiến ( tỉnh Quảng Trị) đặc biệt bức xúc với tình trạng cán bộ lãnh đạo sau khi thôi chức vụ không trả lại nhà công vụ.
Theo đại biểu Lê Như Tiến, tiếp xúc cử tri tại các địa phương trong cả nước sau mỗi kỳ họp và trước mỗi kỳ họp, các vị lãnh đạo đảng, nhà nước và các vị đại biểu quốc hội đều nhận được những câu hỏi tuy không mới, song luôn mang tính thời sự, day dứt, bức xúc, nóng bỏng: đó là việc phòng chống tham nhũng.
Tại hội nghị đại biểu quốc hội chuyên trách và phiên thảo luận về Luật Nhà ở, nhiều vị đại biểu cũng đã rất bức xúc khi đề cập đến việc quản lý sử dụng nhà công vụ. Nhà công vụ, biệt thự công là tài sản nhà nước, tài sản quốc gia được nhà nước đầu tư từ ngân sách để ưu tiên cho một số ít đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật.
Theo đại biểu Lê Như Tiến, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2014, tổng quỹ nhà ở công vụ của nhà nước là 1.603.498 m2. Trong đó có hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn căn hộ chung cư và 55.966 nhà ở liền kề.
Trong những năm qua, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã rất gương mẫu, trả biệt thự công hoặc nhà công vụ ngay sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Nhưng cũng có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý khi không còn giữ chức vụ nữa tự cho mình được quyền sử dụng vĩnh viễn mà quên trả lại nhà công vụ.
“Với hành động này, những cán bộ, lãnh đạo đó đã biến nhà công vụ thành nhà tư vụ. Có người còn lỡ mang theo cả chìa khóa nhà công vụ về địa phương trong lúc thụ hưởng biệt thự mà các doanh nghiệp đàn em đã xây sẵn ở quê nhà. Có người còn cho con cháu mượn nhà công vụ theo cơ chế ở nhà, giữ hộ. Có người còn thông minh hơn, cho thuê nhà công vụ để tháng tháng đều đặn lĩnh thêm một khoản tiền trời cho lớn hơn gấp nhiều lần tiền lương. Vô hình trung, chính sách nhà công vụ của chúng ta đã tạo sự bất bình đẳng, bất công bằng giữa các cán bộ lãnh đạo quản lý với nhau, giữa cán bộ quản lý ở Trung ương và địa phương trong hệ thống chính trị” đại biểu Lê Như Tiến nói.
Nhà công vụ, biệt thự công thường tọa lạc ở những vị trí đắc địa, trên các mảnh đất vàng, đất ngọc, mỗi m2 đất trị giá hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều tòa nhà đã bị chia nhỏ, cơi nới chắp vá biến dạng, thiếu thẩm mỹ, phá vỡ kiến trúc không gian và kiến trúc đô thị, biến biệt thự công, nhà công vụ thành chung cư gia đình nhiều thế hệ.
Có biệt thự công nằm trong vũng lõi của di sản văn hóa thế giới, chủ sử dụng đã mất từ nhiều năm nay, song cho đến nay vẫn không hề giải tỏa được. Nếu Chính phủ có giải pháp quản lý sử dụng đúng mục đích, bố trí hợp lý quỹ đất thì hàng trăm biệt thự công, hàng chục nghìn nhà công vụ sử dụng sai mục đích có thể thu hồi, bán đấu giá hoặc cho thuê sẽ ngày ngày đẻ trứng vàng cho ngân sách nhà nước.
Đồng thời với việc kiên quyết cắt giảm hàng trăm công trình chưa cần thiết; điều chỉnh hàng ngàn công trình quá hoành tráng là chống thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản thì chúng ta sẽ có thêm hàng chục ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, là nguồn quan trọng cho đầu tư phát triển và cải cách tiền lương theo lộ trình mà chúng ta đã lỗi hẹn với cử tri hơn 2 năm qua chỉ vì thiếu nguồn.
Có lẽ, đã đến lúc phải nhận dạng và đưa vào Bộ luật Hình sự tội danh tham nhũng mới là tham nhũng nhà công vụ. Chúng ta lên án và xử lý nghiêm khắc một số cán bộ nhận lót tay, quà biếu trị giá vài triệu đồng, song từ trước tới nay, chúng ta chưa xử ai tội tham nhũng nhà công vụ trị giá nhiều tỷ đồng.
“Tại hội nghị đại biểu quốc hội chuyên trách, có đại biểu cho rằng, cán bộ lãnh đạo quản lý là tài sản quốc gia cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt. Tôi tán thành với quan điểm này. Tuy nhiên, nhà công vụ, biệt thự công cũng là tài sản quốc gia. Không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác. Tôi kiến nghị Chính phủ, Quốc hội ưu tiên xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, y bác sĩ, lực lượng vũ trang, những người được điều động, luân chuyển hoặc tự nguyện đến công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Song song với việc có chế tài nghiêm khắc cưỡng chế, công khai danh tính xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với những người chiếm đoạt tài sản công trong đó có chiếm đoạt tài sản nhà công vụ. Có như thế, công cuộc phòng chống tham nhũng mới thiết thực, hiệu quả và xóa được đi hoài nghi là chúng ta chỉ “tắm” từ vai trở xuống” đại biểu Lê Như Tiến phát biểu.
Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn đối với ngân sách Nhà nước, tài sản của nhân dân. Nhiều công trình, dự án là hệ quả của những căn bệnh không có trong từ điển y học. Đó là: căn bệnh hoành tráng, căn bệnh thèm ngân sách. Nhiều công trình, dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng, song hiệu quả và công năng sử dụng lại rất thấp.
Thậm chí có những công trình do đẻ non, chín ép nên vừa khai trương đã khai tử, bỏ hoang hóa, xuống cấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê làm các dịch vụ phi văn hóa, phi lợi ích công.
Người dân không được thụ hưởng như thuyết trình ban đầu của dự án, thường rất hay ho, đó là để phục vụ dân sinh. Chỉ có một số người quyết định đầu tư, chủ quản đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án công trình là được hưởng lợi. Họ thích vẽ ra những dự án hoành tráng vì công trình dự án càng lớn thì % chảy vào túi cá nhân càng nhiều theo phép tính tỷ lệ thuận.
Trước đó, tại phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về dự án Luật Nhà ở sửa đổi ngày 24/10/2014, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự băn khoăn về chính sách nhà công vụ hiện nay.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) bày tỏ: “Ở các địa phương khác thế nào không biết, nhưng ở nội thành Hà Nội, các bộ không những được hỗ trợ 4 triệu đồng/tháng tiền nhà, mà còn không bao giờ lo mất điện, mất nước, chữa bệnh ở bệnh viện tốt, con cái đi học trường tốt...”.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị đưa một phần đối tượng vốn được hưởng chính sách nhà công vụ sang hướng tiếp cận thị trường nhà ở xã hội và đối tượng hưởng nhà công vụ chỉ là lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước trong thời gian đảm nhận chức vụ.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề xuất nên tính tiền nhà theo lương để tất cả mọi người đều được hưởng. “Chúng ta cứ lo xây dựng nhà công vụ nhưng nhiều người ở nhà thì chiếm nhà luôn thì rất khó”, ông Thuyền nói.
Hà Quang
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu