
-
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
-
Sập gây thương vong ở Trung Quốc
-
Goldman Sachs: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo
-
Quan chức Mỹ - Trung nhất trí tăng cường liên lạc, hợp tác kinh tế
-
Ngân hàng lớn nhất thế giới bị tấn công mạng, phải giao dịch bằng USB -
Giá dầu xuống mức thấp nhất 3 tháng qua
![]() |
Container hàng hóa được xếp tại cảng Los Angeles, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Dù tốc độ phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới sau "cú sốc" COVID-19 vẫn chậm hơn dự đoán 8,5% của giới phân tích kinh tế, song đây vẫn là mức tăng nhanh nhất kể từ mùa Thu năm 2020.
Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã suy giảm 3,4% trong năm 2020, thấp hơn 0,1% so với dự tính trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giảm GDP lớn nhất của Mỹ kể từ năm 1946. Điều chỉnh của Bộ Thương mại Mỹ đối với tăng trưởng trong các năm và quý khác không đáng kể. Theo đó, từ năm 2015 đến năm 2020, GDP tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 1,1%, không thay đổi so với ước tính đã công bố trước đó.
Tuần trước, Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) - một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, tuyên bố kinh tế nước này bắt đầu rơi vào suy thoái vào tháng 2/2020 và kết thúc vào tháng 4/2020.
Theo giới phân tích, nền kinh tế Mỹ sẽ không chỉ đánh dấu mức tăng trưởng cao trong quý II mà còn duy trì mức vững chắc này trong nửa cuối năm nay. Điều này đạt được trong bối cảnh Chính phủ Mỹ tung ra gói cứu trợ lớn và chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 góp phần thúc đẩy chi tiêu đối với các dịch vụ liên quan đến du lịch.
Tuy nhiên, giới phân tích cũng đã chỉ ra một số rủi ro, trong đó có nguy cơ làn sóng COVID-19 quay trở lại, do sự lây lan của biến thể Delta. Bên cạnh đó, nếu lạm phát cao hơn và việc gián đoạn chuỗi cung ứng hiện nay vẫn được duy trì, tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại.
Ngày 8/7, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã duy trì mức lãi suất qua đêm gần bằng 0 và không điều chỉnh chương trình mua trái phiếu. Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế tiếp tục giảm, song nguy cơ đối với triển vọng vẫn còn hiện hữu.
Giới phân tích dự đoán tăng trưởng của Mỹ trong năm 2021 có thể đạt khoảng 7% - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1984. Ngày 27/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng tăng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ lên 7,0% vào năm 2021 và 4,9% vào năm 2022, tăng lần lượt 0,6 và 1,4 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 4.
Thống kê cho thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Mỹ hồi tháng 3/2020, chính phủ nước này đã hỗ trợ gần 6.000 tỷ USD nhằm giảm bớt tác động của COVID-19. Tính đến nay, gần 50% dân số Mỹ đã được tiêm vaccine, qua đó đưa cuộc sống dần trở lại bình thường.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm nhẹ trong tuần (kết thúc vào ngày 24/7), trong khi đề nghị hỗ trợ đại dịch COVID-19 giảm mạnh. Theo đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 24.000 xuống còn 400.000 đơn. Tuy số đơn trong tuần giảm, song số đơn trung bình 4 tuần qua lại tăng, cho thấy nước Mỹ vẫn cần hỗ trợ người thất nghiệp.

-
Australia bổ nhiệm Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương -
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc -
Ngành hàng không toàn cầu nhất trí mục tiêu giảm 5% khí thải vào năm 2030 -
Hai thành viên OPEC+ dự định tăng sản lượng dầu mỏ -
Nhật Bản: Lạm phát tăng, dồn áp lực lên Ngân hàng Trung ương -
HSBC xin lỗi vì sự cố ngân hàng trực tuyến -
Nga tạm thời cấm xuất khẩu lúa mỳ cứng để đảm bảo an ninh lương thực
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số
-
AB InBev giữ vững sức hút Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
-
Generali duy trì đà tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh
-
CEO Nghiêm Thị Huệ - Xây dựng thương hiệu bằng chữ “Tâm” vươn Tầm quốc tế
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi