-
Các ngân hàng trung ương vẫn tích cực "ôm" vàng -
Nvidia trở thành công ty đại chúng đắt giá thứ hai tại Mỹ -
Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học người Mỹ -
Tăng trưởng quý III/2024 của Singapore ước đạt 4,1% -
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang
Đường ống dẫn khí đốt của hệ thống Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Nhà điều hành Nord Stream AG của Nga cho biết Nga đã nối lại dòng chảy khí đốt sau khi khôi phục hoạt động của hệ thống đường ống dẫn lớn nhất nối Nga và Đức – Dòng chảy phương Bắc 1. Động thái này đã giúp xoa dịu nỗi lo hoạt động cung cấp khí đốt của Nga sang Đức có nguy cơ tiếp tục đứt gãy do vấn đề bảo trì hệ thống.
Theo thông báo trên trang web của Nord Stream AG, dòng chảy khí đốt qua hệ thống Nord Stream 1 đã đạt công suất 21.388.236 kwh/h vào lúc 5h GMT (12 giờ ngày 21/7 theo giờ Việt Nam).
Một phát ngôn viên của Nord Stream AG cho hay tập đoàn dầu khí Nga Gazprom thông báo sẽ cung cấp khoảng 50% lượng khí đốt đã được nhất trí sang Đức, bằng mức trước khi ngừng hệ thống để bảo trì.
Theo kênh truyền hình RT, đường ống Nord Stream của Gazprom được tiến hành bảo trì thường niên từ ngày 11–21/7. Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, nhà quản lý hệ thống năng lượng của nền kinh tế lớn nhất EU, quan ngại việc ngừng vận hành Nord Stream sẽ kéo dài và gây ra tình trạng thiếu hụt khí đốt ở châu Âu. Diễn biến này xảy ra khi châu Âu đang cố gắng nạp đầy các kho dự trữ khí đốt trước khi mùa Đông đến gần.
Những năm gần đây, các bên thường giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung qua Nord Stream liên quan đến việc bảo trì định kỳ thường bằng cách gia tăng dòng chảy qua Ukraine hoặc Ba Lan. Tuy nhiên, nhiều quan chức và nhân vật trong ngành năng lượng bày tỏ lo ngại rằng Nga có thể không làm như vậy, khiến châu Âu phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng khí đốt.
Nord Stream là đường ống xuất khẩu khí đốt đang hoạt động lớn nhất của Nga. Nhà điều hành đường ống Nord Stream cho biết năm 2021 đã có 59,2 tỷ mét khối khí đốt được vận chuyển qua con đường này. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga đã xuất khẩu khoảng 140 tỷ mét khối khí đốt sang Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp qua Nord Stream chiếm khoảng 42%.
Tây Âu lo ngại Nga có thể kéo dài thời gian bảo trì theo lịch trình để hạn chế nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu hơn nữa, khiến kế hoạch lấp đầy kho dự trữ cho mùa Đông trở nên xáo trộn và làm gia tăng cuộc khủng hoảng khí đốt, khiến các chính phủ phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ cáo buộc rằng Nga đang sử dụng dầu và khí đốt để gây áp lực chính trị, đồng thời nói rằng việc ngừng bảo dưỡng là một sự kiện thường xuyên, theo lịch trình và không ai tự nghĩ ra cái gì để sửa chữa.
Đức đã chuyển sang giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba cấp, tức là chỉ còn một bước trước khi chính phủ phải phân phối mức tiêu thụ nhiên liệu. Berlin cũng đã cảnh báo về suy thoái nếu dòng khí đốt của Nga bị ngừng lại. Dữ liệu từ hiệp hội công nghiệp VWB của bang Bavaria cho thấy trong nửa cuối năm nay, nền kinh tế Đức có thể thiệt hại 193 tỷ euro.
Ông Bertram Brossardt, Giám đốc điều hành của VWB cho biết: “Việc Nga ngừng nhập khẩu khí đốt đột ngột cũng sẽ có tác động đáng kể đến lực lượng lao động ở Đức. Khoảng 5,6 triệu việc làm sẽ bị ảnh hưởng bởi hậu quả này".
-
Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học người Mỹ -
Thị trường việc làm nguội lạnh sẽ đốc thúc ECB hạ lãi suất nhanh hơn -
Tăng trưởng quý III/2024 của Singapore ước đạt 4,1% -
Lạm phát Eurozone giảm mạnh, ECB sẽ hạ lãi suất thêm hai lần trong năm 2024? -
Thái Lan liên tiếp đón các "đại bàng" đầu tư tỷ USD vào trung tâm dữ liệu -
Nền kinh tế Anh tăng trưởng trở lại cùng nỗi lo tài chính công -
AMD ra mắt chip AI mới, đối đầu với "át chủ bài" Blackwell của Nvidia
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm