-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn
Nga và phương Tây đang tung các con bài trả đũa nhau trên nhiều mặt trận, song song với cuộc xung đột nóng bỏng tại Ukraine. Hoa Kỳ và các đồng minh phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bằng một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong khi đó, điện Kremlin cũng không chịu thua khi đáp trả bằng cách nhằm vào sản lượng hàng hóa và năng lượng của phương Tây.
Năm 2022, Nga cho tạm dừng dầu hết hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt. Nhưng phần lớn các quốc gia châu Âu vượt qua bằng cách nhập khẩu một lượng lớn khí đốt từ các nguồn cung khác và tăng cường việc tích trữ.
Một cơ sở lọc dầu ở thị trấn al-Buraqah, Libya. (Nguồn: AFP/TTXVH) |
Rủi ro khi Nga tự cắt giảm sản lượng dầu
Động thái hôm thứ sáu vừa qua (10/2) được xem là lần đầu tiên Nga gửi điện báo đưa ra những phản ứng cụ thể của nước này đối với thị trường dầu mỏ trước những biện pháp trừng phạt mới của phương Tây.
Ngay sau khi Nga thông báo sẽ cắt giảm sản lượng dầu mỏ 500.000 thùng/ngày (tương đương 5%) vào tháng 3 tới, giá dầu Brent đã tăng hơn 2,5% so với ngày hôm trước lên mức 86,6 USD/thùng.
Tính đến hết ngày 13/2, giá dầu brent giao tháng 4 tăng 22 cent, tương đương 0,3%, lên mức 86,61 USD/thùng, trong khi dầu thô của Mỹ tăng 42 cent, tương đương 0,5%, đạt 80,14 USD/thùng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết quy mô cắt giảm tương đối nhỏ như vậy không có khả năng duy trì một mức giá cao trong thời gian lâu dài đối với người tiêu dùng, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu sử dụng dầu mỏ đang tăng trưởng chậm.
Theo ông Robin Brooks, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Tài chính quốc tế: “Bức tranh về nhu cầu dầu toàn cầu còn khá ảm đạm. Đó sẽ là một trở ngại lớn cho ông Putin nếu mục tiêu của ông ấy ở đây là gieo rắc nỗi sợ hãi cho các nhà lãnh đạo phương Tây bằng giá dầu tăng cao”.
Một số quan chức phương Tây khác cũng cho rằng, việc cắt giảm trên không đủ lớn để tạo ra sự gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu. Sản lượng dầu giảm đi có thể giúp Nga nâng cao quyền định giá đối với một số người mua nếu nó hạn chế nguồn cung của họ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh triển vọng kinh tế ở các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn như Mỹ và châu Âu còn mờ nhạt, khả năng tự mình dịch chuyển thị trường toàn cầu của Nga sẽ bị hạn chế.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng, trừ khi giá dầu tăng cao một cách đáng kể, nếu không bất kỳ việc cắt giảm sản lượng nào cũng có thể giảm doanh thu, đồng thời sẽ khiến Nga đối mặt với áp lực kinh tế khi chi phí cho chiến sự ở Ukraine ngày càng tăng.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, riêng thứ sáu tuần trước (10/2), họ có thể sớm phải tăng lãi suất để đối phó với nguy cơ lạm phát tăng trở lại khi chính phủ tiếp tục chi tiêu mạnh tay cho chiến dịch. Theo ước tính, chi tiêu của chính phủ đã tăng 59%, chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm quân trang.
Việc cắt giảm là bắt buộc
Theo một số nhà phân tích, các lệnh cấm vận của châu Âu đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga, có hiệu lực ngày 5/2 vừa qua, có thể có tác động xấu đáng kể đến khả năng hoạt động hết công suất của các nhà máy lọc dầu của Nga.
Ông Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler - một công ty dữ liệu hàng hóa cũng cho rằng: “Việc lọc dầu của Nga cần thích ứng với sự thiếu vắng nhu cầu từ các nước châu Âu.
Cũng theo ông Viktor Katona, Nga cần cân nhắc khi nước này có tương đối ít không gian để lưu trữ dầu trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc quốc gia này có ít lựa chọn hơn trong việc nơi chứa lượng dầu sản xuất quá mức của mình.
Thêm vào đó, ông Mikhail Krutikhin, một đối tác của công ty tư vấn năng lượng RusEnergy có trụ sở tại Moscow cho hay: Nếu Nga thực sự cắt giảm sản lượng dầu như đã tuyên bố, khó có thể nói đó là một hành động “tự nguyện” - như ông Navak - Phó thủ tướng Nga đã tuyên bố.
Thay vào đó, “đây là một động thái bắt buộc” cho thấy các nhà sản xuất dầu của Nga đang gặp khó khăn trong việc bán dầu và các sản phẩm tinh chế của mình. Hầu hết các sản phẩm dầu mà Nga xuất khẩu đều là dầu thô, cần có các nhà máy lọc dầu hiện đại và tiên tiến của châu Âu để tạo ra nhiên liệu động cơ thành phẩm bán cho người dùng.
Ông Krutikhin cũng cho rằng, việc cắt giảm sản lượng dầu có thể liên quan tới nỗ lực của Nga nhằm đảm bảo nguồn cung dầu nguyên liệu cho các thị trường thay thế ngoài châu Âu.
Tuy nhiên, Krutikhin cũng cho biết còn quá sớm để nói liệu việc cắt giảm sản lượng có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của Nga trong tháng Ba hay không.
Hiện nay, dầu của Nga đang được xuất khẩu mạnh sang các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
-
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Nga đóng van đường ống qua ngả Ukraine, giá khí đốt tại châu Âu chạm đỉnh 14 tháng -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party