-
Vàng sắp tái lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, USD lùi về mức thấp nhất kể từ đầu năm -
Mở NCB iziMobile lì xì online, nhận quà lấy hên ngày Tết -
Ngân hàng không nghỉ Tết -
VietCredit công bố kết quả quý IV/2024: Lợi nhuận trở lại nhờ số hóa sản phẩm tài chính -
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài
Các ngân hàng vẫn không ngừng mở rộng mạng lưới. |
Đua mở mạng lưới
Trong năm 2018, LienVietPostBank đã tăng thêm 161 điểm giao dịch thông qua việc chuyển đổi các điểm giao dịch bưu điện thành phòng giao dịch ngân hàng, nâng tổng số điểm giao dịch của nhà băng này lên 388. LienVietPostBank vẫn còn gần 1.400 phòng giao dịch bưu điện đang hoạt động và tới đây sẽ tiếp tục chuyển đổi. Tham vọng của Ngân hàng là, các điểm giao dịch bưu điện sẽ giúp họ nhanh chóng bành trướng mạng lưới, có được độ phủ mà có thể phải mất hàng chục năm mới có được, từ đó đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ.
Tuy nhiên, ngân hàng mở rộng mạng lưới mạnh nhất trong năm qua phải kể đến là HDBank. Năm 2018, ngân hàng này đã hoàn tất mở mới 45 chi nhánh, phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên 285 điểm. Số lượng điểm giao dịch tài chính tiêu dùng cũng tăng thêm 2.323, đạt 13.825 điểm giao dịch, dẫn đầu toàn ngành tài chính tiêu dùng về quy mô mạng lưới.
Với tiềm lực tài chính vững mạnh cùng hiệu quả hoạt động vượt trội, HDBank vừa trở thành một trong số rất ít ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê chuẩn kế hoạch mở mới 23 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2019. Chính hệ thống mạng lưới rộng lớn giúp HDBank và HD Saison phục vụ hiệu quả gần 7 triệu khách hàng, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, nơi người dân chưa có nhiều điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và tài chính tiêu dùng hiện đại.
Là một trong những ngân hàng quy mô còn khiêm tốn, song Nam A Bank là cái tên tiếp theo khi được NHNN chấp thuận mở rộng mạng lưới thêm 35 điểm giao dịch trên toàn quốc gồm 5 chi nhánh và 30 phòng giao dịch trong năm 2018. Một số ngân hàng khác cũng tích cực mở thêm các điểm giao dịch là BIDV và Kienlongbank đều mở thêm 17 điểm giao dịch trong năm 2018. Sacombank khai trương 14 điểm giao dịch mới, Vietbank và TPBank cùng mở thêm 11 điểm giao dịch. Hầu hết các ngân hàng còn lại có mở rộng mạng lưới, nhưng với số lượng khá ít dưới 10 chi nhánh và phòng giao dịch.
Vẫn tập trung vào khu vực thành thị
Nếu nói về mạng lưới rộng khắp, thì Agribank chiếm ưu thế nhất trên thị trường hiện nay, nhất là vùng nông thôn. Trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, Agribank tiếp tục dẫn đầu về số lượng 2.200 điểm giao dịch trên cả nước. Trong khi đó, quy mô điểm giao dịch của Vietcombank hiện nay nhỏ hơn hơn rất nhiều so với Agribank (chỉ bằng 1/4), còn BIDV và VietinBank chỉ bằng một nửa Agribank.
Với độ phủ rộng, Agribank cũng là ngân hàng có tổng tài sản, dư nợ cho vay và tiền gửi lớn nhất trong hệ thống. Tuy nhiên, không vì thế mà nhà băng này không cạnh tranh về các dịch vụ khác. Điển hình, năm 2018, Agribank triển khai hàng loạt điểm giao dịch lưu động bằng ô tô ở các tỉnh, thành phố, phục vụ khách hàng ở vùng sâu, vùng xa. Với 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, doanh số giao dịch của Agribank đạt tới 3.500 tỷ đồng.
Sacombank cũng là một trong số ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, khi có tới 566 điểm giao dịch, gồm 552 điểm tại 48/63 tỉnh, thành phố Việt Nam và 14 điểm tại 2 nước Lào, Campuchia.
Trên thực tế, các điểm giao dịch ngân hàng hiện nay tập trung phổ biến ở các thành phố lớn. Cụ thể, trong số 552 điểm giao dịch của Sacombank, có tới 150 điểm giao dịch tại TP.HCM. TPBank có khoảng 75 chi nhánh, phòng giao dịch thì gần 50 điểm cũng tập trung ở Hà Nội và TP.HCM.
Các ngân hàng thậm chí còn e dè đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Lý do là, hiệu quả hoạt động của một chi nhánh ở nông thôn khó có thể theo kịp với các chi nhánh ở thành phố, do kinh tế còn kém phát triển, hoạt động thương mại nghèo nàn và thói quen sử dụng tiền mặt cố hữu.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn cho rằng, với 65% dân số Việt Nam sinh sống ở vùng nông thôn, nhiều người dân tại đây còn chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, dự báo thời gian tới, những đối tượng này sẽ được các ngân hàng chú trọng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, việc mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính tới vùng nông thôn trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn.
-
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài -
Một số ngân hàng nhỏ vẫn phải đối mặt với nợ xấu bất động sản tại các dự án đầu cơ -
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green