Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Ngân hàng đã giữ ít nhất 50.000 đồng mỗi thẻ, sao còn kêu lỗ, lấy cớ tăng phí ATM?
Nam Trần (VnExpress) - 16/07/2018 09:20
 
Nếu đem số tiền cố định này cho vay với lãi suất 12%/năm, cũng thu về gần 1.000 tỷ đồng/năm.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Các ngân hàng cứ kêu duy trì ATM lỗ nên giờ thu phí để bù vào, cốt cũng chỉ là cái cớ để họ tận thu tăng lợi nhuận thôi. Vì năm nào tôi cũng thấy tổng hoạt động của các ngân hàng đều lãi lớn.

Tôi cũng nhìn sang một số ngân hàng, họ còn miễn các loại phí từ A-Z, đâu chỉ riêng phí ATM, ấy vậy mà họ vẫn báo lãi đó thôi. Đáng ra các anh phải coi nó như một dịch vụ đi kèm để tăng thêm uy tín chứ không phải là bổ nhỏ ra để lấy cớ thu phí.

Các anh đi vào nhà hàng mà họ thu các phí chỗ ngồi, quạt, điều hoà, đèn chiếu sáng... đến cả một cốc nước lọc, đi vệ sinh cũng mất phí, hỏi các anh có chịu không? Nhà hàng họ không thể nói với khách rằng: “Nhà em một tháng thuê hết bao nhiêu tiền mặt bằng nên anh/chị ngồi đây vui lòng cho em xin tiền chỗ ngồi, hay nhà em phải trả bao nhiêu tiền điện nên anh/chị vui lòng trả tiền chiếu sáng?”.

Tôi làm một phép tính nho nhỏ mà lại ra kết quả hơi to. Chỉ riêng 4 ông lớn ngân hàng quốc doanh đã có tới gần 49 triệu thẻ đang hoạt động. Trung bình mỗi thẻ/tài khoản đều bị giữ lại 50.000 đồng (số dư tối thiểu), rồi phí thường niên với phí quản lý tài khoản. Tôi chỉ tính trung bình 100.000 đồng/năm (đấy là tôi không kể các loại phí khi nộp tiền vào mà còn bị tính). 

Nếu đem số tiền cố định này cho vay với lãi suất 12%/năm (chưa nói mang đi đầu tư khác) cũng thu về gần 1.000 tỷ đồng/năm. Nếu ngân hàng kêu duy trì ATM lỗ thì là do các anh chứ đừng đổ cho chúng tôi.

Đề xuất tăng phí chia sẻ giao dịch rút tiền ATM lên 8.800 đồng từ ngày 1/8
Theo quy định mới, các tổ chức phát hành thẻ ATM mà không có mạng lưới ATM có thể phải trả 8.800 đồng cho một giao dịch rút tiền.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư