
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ được ngân hàng chọn lọc và hỗ trợ vốn vay lưu động để bán hàng và mua hàng cho các nhà cung cấp, hoặc các nhà phân phối của họ.
![]() | ||
Techcombank được biết đến với nhiều giải pháp sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Chí Công |
Ở Việt Nam, dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng tuy đã xuất hiện, nhưng chưa ghi dấu ấn rõ nét. Các gói dịch vụ hỗ trợ nhà phân phối thường được hiểu ngầm là “cho vay tín dụng với những điều kiện khắt khe”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, những khó khăn trong mảng tín dụng đã buộc các ngân hàng phải chuyên biệt hơn sản phẩm của mình nếu muốn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Có thể điểm tới mô hình hợp tác giữa Techcombank và Công ty hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Techcombank được biết đến như là một ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực bán lẻ và luôn cố gắng đi đầu trong việc chuyên biệt hóa sản phẩm phục vụ cho từng đối tượng, trong khi đó, Masan Consumer là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh.
Ở trong sản phẩm tài chính chuỗi cung ứng này, đối tượng được hướng đến là nhóm nhà phân phối của Masan Consumer, vốn được xem là khá đông đảo với các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh chiếm lĩnh thị trường như mì gói, nước tương, cà phê, nước khoáng… Theo báo cáo thường niên 2013, Masan Consumer hiện có đến hơn 190.000 điểm bán lẻ trên 63/63 tỉnh, thành cả nước.
Từ mối quan hệ đối tác chiến lược với Masan, Techcombank cung cấp nguồn vốn cho các đại lý, nhà phân phối hàng hóa của Masan. Khách hàng có thể thấu chi tài khoản của mình để thanh toán tiền hàng cho Masan (hạn mức thấu chi tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng). Điểm đặc biệt ở đây là, ngân hàng nắm rõ chuỗi cung ứng này nên thời gian vay linh hoạt khớp với chu kỳ cần vốn của khách hàng, chứ không phải vay trong thời hạn cố định 3 tháng, hoặc 6 tháng.
"Điểm lợi là, các nhà phân phối chỉ cần 25% đến 40% vốn tự có để kinh doanh ngành hàng mà Masan Consumer sản xuất", đại diện Techcombank nói. Techcombank còn nhận đến 100% hàng hóa làm tài sản đảm bảo, và tỷ lệ cho vay trên giá trị thẩm định bất động sản lên đến 90%, đồng thời các thủ tục, quy trình được tối giản và lãi suất vay hợp lý.
Trên thực tế, mô hình này đã được giới thiệu từ năm 2010. Techcombank cũng hợp tác với nhiều công ty khác trong mô hình tài trợ chuỗi cung ứng, chẳng hạn như với HTC, hay Tập đoàn Vingroup với phương án tài trợ đại lý mua hàng và tài trợ cho khách hàng cá nhân mua để sử dụng.
Mô hình này giống như một kiểu thị trường ngách, nhưng sự kết hợp với một công ty hàng đầu trong từng lĩnh vực, chẳng hạn như sự thống lĩnh trị trường hàng tiêu dùng nhang của Masan, sẽ mang lại một thị trường tiềm năng khổng lồ cho Techcombank.
Kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, thể hiện qua các chuỗi cung ứng ngày càng sâu rộng và tinh vi hơn. Mỗi doanh nghiệp chỉ còn đóng một vai trò nhất định trong chuỗi cung ứng đó. Đối với ngân hàng, việc phát triển hoạt động tài trợ cho chuỗi cung ứng cũng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tương tự như hoạt động tín dụng.
Doanh nghiệp cần vốn cho dự án tăng trưởng xanh () Tại Việt Nam, nhu cầu tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp (DN) đang được ngành ngân hàng bước đầu đáp ứng bằng sản phẩm chuyên biệt. |
Techcombank hỗ trợ vốn cho DN ngành công nghiệp phụ trợ () Ngày 23/5/2014, tại Tp. Hồ Chí Minh, với sự tài trợ chính của Techcombank, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Phía Nam (TAC-HCM) và Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu các điển hình cải tiến tại hiện trường sản xuất” lần thứ 4 dành cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ. |
Xuất khẩu thép, cần có thêm các biện pháp 'an toàn giá' Các giải pháp quản trị rủi ro về giá thông qua các công cụ phái sinh cho doanh nghiệp ngành thép. Đây là thông điệp được đưa ra từ Hội thảo thị trường thép Đông Nam Á vừa diễn ra tại TP. HCM do The Steel Index (TSI) phối hợp cùng Ngân hàng Techcombank và Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) tổ chức. |
Uyên Linh
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort