-
Tiếp nhận gần 700 vụ tổn thất, Bảo hiểm Bảo Việt ước bồi thường 950 tỷ đồng -
Kho bạc Nhà nước đã chào mua 350 triệu USD từ các ngân hàng -
Moody's nâng triển vọng của OCB lên “ổn định” -
Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay -
Không thu hồi nợ bằng mọi cách, phải làm chỗ dựa cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão -
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng
Trong ngày 17 và 18/3, các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, cao nhất chỉ còn 4,75%/năm. Cụ thể, lãi suất cao nhất của các ngân hàng đối với các khoản tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng chỉ còn 4,75%/năm, và mức lãi suất kịch trần này được các ngân hàng tư nhân áp dụng phổ biến.
Ở nhóm NHTM có vốn nhà nước, Vietcombank điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng xuống 4,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng cuống 4,7%/năm, giảm 0,1 điểm phần trăm so với trước đó. VietinBank giảm 0,05 điểm phần trăm, niêm yết lãi suất kỳ hạn 3 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,75%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng -3 tháng ở mức 4,3%/năm.
Tương tự, lãi suất ở nhóm NHTM tư nhân cũng giảm. Sacomabnk đang báo lãi suất từ 1 tháng đến dưới 6 tháng dao động từ 4,3% đến 4,7% tùy thuộc vào kỳ hạn gửi, giảm mạnh so với mức 4,9 - 5%/năm áp dụng trước đó. Ngân hàng Bản Việt giảm 0,2% xuống mức 4,7%/năm, áp dụng đồng loạt đối với các kỳ hạn 1-dưới 6 tháng. VIB áp dụng mức lãi suất đồng loạt cho kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,6%/năm, giảm 0,4 điểm phần trăm so với biểu lãi suất cũ. Techcombank từ 4,15- 4,75%/năm cho các khoản tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng.
OCB giảm từ 0.2% - 0.3% cho tất cả các kỳ hạn tiền gửi. Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng được OCB áp dụng 0,46%/năm; 2 tháng 0,47%/năm; 3 tháng 4.75%/năm. Với 7%/năm kỳ hạn 6 tháng; 7,1%/năm kỳ hạn 9 tháng và 7,2%/năm kỳ hạn 12 tháng; 7,5%/năm kỳ hạn 24 tháng...
Cùng với việc tiết giảm chi phí đầu vào, các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch và bình ổn thị trường.
Đơn cử, Nam A Bank giảm lãi suất vay giảm đến 0,5%/năm so với biểu lãi suất cho vay hiện hành đối với loại tiền VNĐ và USD, Ngân hàng hỗ trợ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, hàng không, nông nghiệp, nhà hàng, quán ăn, xuất nhập khẩu.
Eximbank đưa ra gói tín dụng 5.000 tỷ đồng với mức lãi suất chỉ từ 6,99%/năm áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). và gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với mức lãi suất từ 5,0%/năm áp dụng đối với doanh nghiệp lớn.
Trong khi đó, không chỉ giảm lãi suất cho vay Ngân hàng Bản Việt chú trọng vấn đề cơ cấu lại nợ vì những tác động trước mắt của dịch bệnh khiến doanh thu, thu nhập và dòng tiền ngắn hạn của khách hàng bị ảnh hưởng.
Cụ thể, đối với các khách hàng hiện hữu bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng Bản Việt có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay chậm trả, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị tác động.
Đối với khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn có hoạt động kinh doanh trong các ngành bị ảnh hưởng và có doanh thu chính từ hoạt động kinh doanh sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước sẽ được Ngân hàng Bản Việt hỗ trợ giảm lãi suất tối đa 0,5%/năm và 1%/năm tương ứng với các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Gói vay hỗ trợ dành cho khách hàng doanh nghiệp lên đến 1.000 tỷ đồng...
OCB có gói hỗ trợ doanh nghiệp với mức lãi suất cho vay chỉ từ 7,5%/năm tuy mới được OCB triển khai nhưng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp.
Nhận định được đưa ra từ TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, NHNN đã điều chỉnh lãi suất điều hành trong tương quan với lạm phát (lạm phát 2 tháng đầu năm ở mức 5,91% cao hơn mức 4% - mục tiêu lạm phát cả năm. mức lãi suất tiền gửi vẫn cao hơn mức lạm phát thì vẫn đủ hấp dẫn người dân. Vì thế, gửi tiết kiệm vẫn đang là kênh đầu tư phù hợp trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang kém sắc. Mặt bằng lãi suất được nhận định tiếp tục giảm nhẹ.
-
Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay -
Không thu hồi nợ bằng mọi cách, phải làm chỗ dựa cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão -
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng -
Thị trường chứng khoán trước biến số từ Fed -
Rủi ro tiềm ẩn với ngành tài chính - ngân hàng trước sự phát triển của công nghệ -
Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức vẫn ngại rót vốn vào trái phiếu -
Doanh nghiệp tổn thất do bão Yagi, Bảo hiểm Agribank tăng tốc xác định thiệt hại, bồi thường
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang