Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
Ngân hàng hụt lợi nhuận vì doanh nghiệp ngấm đòn covid
Thùy Vinh - 24/06/2020 08:21
 
Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, người dân, doanh nghiệp. Vì thế, ngân hàng phải chủ động tái cơ cấu để ngăn nợ xấu.
.
.

Cơ cấu 172.365 tỷ đồng dư nợ

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, hệ thống các tổ chức tín dụng đã triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với lãi suất cho vay giảm từ 0,5 - 2,5%, thậm chí, có ngân hàng thương mại còn giảm lãi suất cho vay tới 3 - 4%/năm.

Theo ông Hùng, sau hơn 2 tháng triển khai, tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc.

Theo đó, đến ngày 8/6/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 249.108 khách hàng với dư nợ 172.365 tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho 403.177 khách hàng với dư nợ 1.227.349 tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay đạt 978.529 tỷ đồng cho 225.514 khách hàng lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch. 

Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đã gia hạn nợ 3.856,2 tỷ đồng cho 152.796 khách hàng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 1.567,6 tỷ đồng cho 75.209 khách hàng, cho vay mới 826.473 khách hàng với dư nợ 31.149,2 tỷ đồng.

Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cải cách hành chính, đẩy mạnh các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cải cách hành chính, đẩy mạnh các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, đến nay, việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Ngân hàng vào khoảng 10.000 tỷ đồng dư nợ, hơn 20.000 tỷ đồng là dư nợ ăn theo dư nợ tái cơ cấu. Ông Thành cho hay, Vietcombank giảm 10% trên tổng số lãi phải trả từ 15/4 -30/6 cho khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19.

Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB cho hay, khi thực hiện chủ trương của NHNN hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ACB đã dành 35.000 tỷ đồng hỗ trợ, cho vay mới và hạ lãi suất so với khoản vay trước 1%. Các khoản vay mới giải ngân thấp hơn 1% so với mặt bằng cho vay chung để giữ mối quan hệ với khách hàng. Các tháng vừa qua, tín dụng của ACB đã tăng trưởng, nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh nên tăng thấp.

Hụt lợi nhuận vì cơ cấu nợ

Ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, ngoài việc Ngân hàng phải giảm 2.240 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19, năm nay, những khó khăn của doanh nghiệp đã tạo tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. Kết thúc 5 tháng đầu năm, lợi nhuận VCB đạt mức 9.100 tỷ đồng trước thuế, hoàn thành khoảng 40% kế hoạch năm.

Tại hội nghị tổng kết Vietcombank năm 2019, Ngân hàng đặt mục tiêu hơn 26.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2020, mong được tăng tín dụng trên 14%. Tuy nhiên, theo ông Thành, tác động từ Covid-19 khiến Ngân hàng phải điều chỉnh mục tiêu tín dụng cũng như tăng trưởng tín dụng.

Cũng theo Chủ tịch Vietcombank, với tình hình ảnh hưởng dịch bệnh, tín dụng Vietcombank có thể đạt mức tăng trưởng 10%. Lãnh đạo Vietcombank cho biết, cầu tín dụng giảm và với tình hình hiện nay, chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Vì thế, Ngân hàng đã tăng trích dự phòng để bao nợ xấu.

Lãnh đạo một nhà băng quy mô khác còn cho hay, ước tính lợi nhuận năm nay của ngân hàng này có thể giảm tới 3.000 tỷ đồng do cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2020, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận là 2.573 tỷ đồng hợp nhất trước thuế. Một phần, do tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch, một phần do phải thoái lãi dự thu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. 

Ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng giám đốc Eximbank cho biết, đến nay Ngân hàng đã tái cơ cấu được khoảng 6% trên tổng dư nợ cho vay (tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng lợi nhuận) nên khoản lãi dự thu cũng không được thu hồi. Vì thế, lợi nhuận quý 2/2020 của Eximbank chỉ bằng 1/2 lợi nhuận quý 1/2020 (lợi nhuận quý 1/2020 của Eximbank thu về 500 tỷ đồng trước thuế). Theo ông Vinh, đó cũng là lý do Eximbank phải điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận thu về năm 2020 chỉ cón 1.318 tỷ đồng trước thuế.

NHNN vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất tại dự thảo là NHNN cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với nợ được giải ngân từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 25/4/2020.
Tín dụng khó tăng, ngân hàng thừa vốn nhưng không hạ chuẩn cho vay
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, thanh khoản của hệ thống đang dồi dào và vốn ngân hàng đang dư thừa, tuy...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư