
-
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán
-
Thị trường biến động: ACB không ngừng củng cố nền tảng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
-
F88 được vinh danh giải thưởng HR EXCELLENCE 2025
-
Doanh nghiệp SME muốn ngân hàng bảo lãnh để cho vay xanh
-
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý đầu năm 2025 -
Tỷ giá USD chạm trần, tăng lên 26.141 VND/USD
Trong bối cảnh tỷ giá biến động mạnh trong năm 2024, mảng kinh doanh ngoại hối đã đóng góp một phần vào tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động (TOI) của các ngân hàng.
BIDV giữ vị trí quán quân về thu nhập từ kinh doanh ngoại hối năm qua khi đem về 5.360 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 14% so với năm 2023, duy trì dẫn đầu trong bảng xếp hạng ở mảng này. Nhưng riêng trong quý IV/2024, hoạt động kinh doanh ngoại hối là mảng duy nhất của BIDV có lợi nhuận sụt giảm với 8,3%, chỉ ghi nhận 1.438 tỷ đồng quý này.
Kế đến là Vietcombank và VietinBank. Mặc dù, Vietcombank lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 7% trong năm qua, nhưng vẫn đạt 5.292 tỷ đồng. Trong khi đó, VietinBank báo cáo khoản lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cả năm 2024 là 4.190 tỷ đồng, chỉ giảm 1% so với năm 2023. Vietcombank và Vietinbank là hai nhà băng trong nhóm Big 4 ghi nhận sụt giảm chỉ tiêu này. Trước đó, trong quý II/2024, Vietinbank vươn lên vị trí thứ hai, sau BIDV và đứng trước Vietcombank.
Trong nhóm ngân hàng cổ phần, MB tiếp tục vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng khi mang về 2.000 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, đạt mức tăng trưởng 65%, thứ hạng không thay đổi so với thời điểm cuối quý III/2024. Kế đến là ACB mảng kinh doanh ngoại hối cũng cải thiện đáng kể, với lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.171 tỷ đồng trong năm 2025, tăng 5% so cùng kỳ. Sacombank, MSB, HDBank, VPBank và Eximbank thu thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt lần lượt 1.107 tỷ đồng ( ăng 1% so năm cùng kỳ), 1.056 tỷ đồng (giảm 1% so cùng kỳ), đạt 844 tỷ đồng, tăng 49% so với năm cùng kỳ. Đồng thời, VPBank cũng ghi nhận kết quả tích cực khi đem về 827 tỷ đồng từ ngoại hối trong năm 2024 (năm 2023, nhà băng này lỗ 806 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối). Eximbank bất ngờ vươn với lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng 39%, ghi nhận 674 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng, Techcombank tiếp tục là ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cao nhất ngành trong năm qua, với mức tăng 203% so với cùng kỳ khi mang về 593 tỷ đồng. Nhưng riêng quý IV/2024, Techcombank báo lỗ 424 tỷ đồng trong mảng kinh doanh này. Tương tự, BVBank cũng là một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ba chữ số, với mức tăng 109% từ mảng kinh doanh ngoại hối khi đem về khoản lãi 46 tỷ đồng năm qua.
Còn ở chiều ngược lại, cũng có 14 nhà băng báo lãi giảm và hai nhà băng VietABank và Bac A Bank, Saigonbank, PGBank, Nam A Bank, Kienlongbank ghi nhận lỗ từ mảng kinh doanh này. Cụ thể, báo cáo tài chính của VietABank cho thấy, mảng kinh doanh ngoại hối trong năm qua lỗ 1 tỷ đồng; Bac A Bank lỗ 68 tỷ đồng; Saigonbank giảm 44% chỉ ghi nhận lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối 19 tỷ đồng trong năm qua; PGBank giảm 98% chỉ ghi nhận 0,3 tỷ đồng; Nam A Bank giảm 80%, chỉ ghi nhận kinh doanh lãi thuần từ ngoại hối 3 tỷ đồng năm qua. TPBank cũng giảm đến 59% lãi thuần từ hoạt động mảng này trong 2024, nhưng vẫn ghi nhận được 319 tỷ đồng. Tương tự, SHB kinh doanh ngoại hối giảm đến 70% năm 2024 nên nhà băng này chỉ ghi nhận 86 tỷ đồng lãi thuần ở mảng này.
Theo thống kê, có 11/27 ngân hàng báo cáo tổng lãi thuần ngoại hối tăng trong năm 2024. Tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính là 25.668 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Nhưng nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại hối được nhiều ngân hàng báo lỗ trong quý cuối cùng của năm qua. Giới phân tích tài chính cho rằng, sở dĩ ngân hàng thất thu từ mảng kinh doanh này trong quý IV/2024 là do tỷ giá ở thời điểm đó không còn biến động mạnh như nửa đầu năm qua và xu hướng giảm dần. Do đó, lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng giảm so với đầu năm qua.
Bước sang năm 2025, các nhận định, diễn biến tỷ giá tsẽ còn khá phức tạp, tương tự như đã xảy ra trong năm 2024 do những tác động từ các chính sách phi truyền thống của Tổng thống Donald Trump và bộ đệm dự trữ ngoại hối mỏng trong nước. UOB đánh giá triển vọng USD/VND trước những bất định. VND đã có một khoảng thời gian tạm lắng trong tháng 1/2025 khi Tổng thống Trump không áp dụng thuế ngay từ ngày đầu tiên đối với Trung Quốc. Điều này đã khiến USD/VND rút khỏi mức cao kỷ lục gần 25.500, giảm xuống khoảng 25.100 trong suốt tháng 1/2025.
Tuy nhiên, sự bình ổn này nhanh chóng bị phá vỡ sau khi Trump công bố thuế đối với Mexico, Canada và Trung Quốc vào đầu tháng 2, khiến USD/VND tăng trở lại lên khoảng 25.300. Với lập trường thận trọng hơn của Fed về việc cắt giảm lãi suất trong năm 2025, cùng với những bất ổn từ thuế quan và Trung Quốc, USD/VND cũng được dự báo có khả năng duy trì xu hướng tăng. USD/VND được nhận định và dự báo, nhiều khả năng sẽ tiếp tục được neo ở mức cao trong bối cảnh rủi ro toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. UOB dự báo tỷ giá USD/VND ở mức 25.600 trong quý I/2025, 25.800 quý II/2025, 26.000 quý III/2025 và 25.800 quý VI/2025. HSBC cũng cho rằng, tỷ giá vẫn tiếp tục biến động khó lường, không thể đưa ra kịch bản rõ nét trong thời gian tới.
Ở góc nhìn lạc quan hơn, VCBS nhận định, thị trường ngoại hối trong năm 2025 có thể ghi nhận những yếu tố tích cực nhờ vào xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho dòng tiền đầu tư vào những quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia VCBS dự báo tỷ giá USD/VND sẽ biến động trong khoảng 3% cho cả năm 2025, đồng thời kỳ vọng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang và lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp.

-
Global Finance năm thứ 2 liên tiếp vinh danh Techcombank là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" -
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý đầu năm 2025 -
Tỷ giá USD chạm trần, tăng lên 26.141 VND/USD -
Đưa 1 triệu tỷ đồng “vốn chết” quay lại nền kinh tế -
Trước áp lực chốt lời, vàng thế giới quay đầu giảm mạnh; giá vàng SJC còn 122 triệu đồng/lượng -
Ông Đỗ Quang Hiển: Nhu cầu ở và đầu tư lớn, ngành bất động sản còn tiềm năng -
VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ