
-
VPBank ký kết thỏa thuận bán 15% vốn cho SMBC, thu về 1,5 tỷ USD
-
Vàng miếng SJC vững trên mốc 67 triệu đồng/lượng
-
Kênh đầu tư nào lên ngôi khi lãi suất và dòng tiền đảo chiều?
-
Rủi ro suy thoái sẽ củng cố nhu cầu đầu tư vào vàng
-
Khuyến khích ngân hàng cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền -
Thanh khoản dồi dào, Ngân hàng Nhà nước “ế” vốn 4 ngày liên tiếp, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh
Hôm nay (22/9/2022), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 2 Quyết định về điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành.
Theo đó, Quyết định số 1607/QĐ-NHNN nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm (tăng 0,3%/năm so với hiện hành).
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm (tăng 1%/năm so với hiện hành).
Quyết định 1607/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
Quyết định thứ hai là Quyết định số 1606/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, các lãi suất này cũng tăng thêm 1%/năm so với hiện hành. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.
Quyết định 1606 /QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.

-
Nỗi sợ nhỏ và hoảng loạn lớn -
Agribank đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Rủi ro suy thoái sẽ củng cố nhu cầu đầu tư vào vàng -
Thanh khoản dồi dào, trái phiếu rục rịch tan băng, thời kỳ tiền đắt chưa kết thúc -
Khuyến khích ngân hàng cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền -
Thanh khoản dồi dào, Ngân hàng Nhà nước “ế” vốn 4 ngày liên tiếp, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh -
Bí kíp giúp Agribank không có đối thủ tại “trận địa” tín dụng tam nông
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam