Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Lãi suất tăng, thanh khoản căng, ngân hàng vẫn triển vọng lạc quan trong dài hạn
T.L - 21/09/2022 15:21
 
Các chuyên gia phân tích cho rằng, lợi nhuận ngân hàng tăng 31% năm nay, tăng 15% trong năm 2023 nhờ chất lượng tài sản vững chắc, thu nhập từ phí cải thiện và chi phí tín dụng giảm mạnh.

Room tín dụng thấp, sống dựa vào bán lẻ

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, các chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng, ít có khả năng các ngân hàng thương mại được nhận thêm hạn mức tín dụng từ giờ cho đến hết năm 2022. Bên cạnh đó, chi phí vốn tăng (lãi suất tăng) cũng gây áp lực cho các ngân hàng.

Mặc dù vậy, năm nay, dự kiến các ngân hàng vẫn có khả năng giảm thiểu rủi ro và duy trì biên lãi thuần (NIM), từ đó ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ tăng 31%.

Vừa qua, NHNN đã nới room tín dụng cho khoảng 18 ngân hàng, tuy nhiên mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn duy trì 14%.   

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để duy trì NIM, cho vay bán lẻ là sự lựa chọn tối ưu cho các ngân hàng.

Kể từ tháng 4/2022, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo thắt chặt giám sát việc phát hành TPDN... Dù Nghị định 65/2022/NĐ-CP) về trái phiếu riêng lẻ đã được ban hành song việc thay đổi sẽ không thể hoàn thiện “một sớm một chiều” mà sẽ cần thời gian. Do đó, các chuyên gia VNDirect cho rằng, thị trường TPDN sẽ còn tăng trưởng chậm cho đến ít nhất là sang năm sau. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và NIM nửa cuối năm nay của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có tỷ trọng TPDN trong danh mục tín dụng lớn.

Để vượt qua khó khăn nói trên, hầu hết các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ kể từ Q2/22 để cân bằng rủi ro chất lượng tín dụng/tài sản và tối ưu NIM; điển hình như TCB, MBB, HDB, TPB, VIB...

Vì cho vay bán lẻ mang lại lợi suất hơn so với các phân khúc khác, hầu hết các ngân hàng đã phần nào bù đắp được những ảnh hưởng tiêu cực từ TPDN và duy trì lợi suất tài sản không giảm mạnh trong 6T22 (ngoại trừ VPB do FE Credit phục hồi yếu hơn dự kiến).

Cùng với chi phí vốn thấp, nhìn chung NIM của các ngân hàng vẫn được duy trì trong 6 thán đầu năm. Trước bối cảnh tín dụng hạn chế và rủi ro NIM thu hẹp khi chi phí vốn của các ngân hàng sẽ không còn duy trì ở mức thấp trong thời gian tới (do hệ quả của việc lãi suất tiền gửi tăng), chúng tôi tin rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực cho vay phù hợp để tối ưu lợi suất tài sản.

Thời gian qua, NHNN đã có sự ưu ái hơn đối với các NHTM có tỷ trọng cho vay bán lẻ cao trong danh mục tín dụng để cấp thêm hạn mức tín dụng trong đợt vừa qua. Vì vậy, cho vay bán lẻ sẽ được ưu tiên và đây sẽ là lợi thế lớn đối với các ngân hàng tập trung vào phân khúc này để vượt qua rủi ro NIM thu hẹp nói trên. Bên cạnh đó, các ngân hàng với tỷ lệ CASA cao và thanh khoản dồi dào với hệ số LDR thấp sẽ tối ưu hóa được chi phí vốn và NIM của mình.

Thanh khoản căng, lãi suất điều hành có thể tăng

Với xu hướng lãi suất thời gian tới, VNDirect cho rằng, lãi suất huy động sẽ tăng nhanh trong nửa cuối năm 2022 trở đi do bốn yếu tố. Thứ nhất, nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng tăng lên do hạn mức tín dụng mới. Thứ hai,  chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng-huy động (tín dụng tăng trưởng cao trong khi huy động tăng trưởng chậm). Thứ ba, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm 2022. Thứ tư, đồng USD tăng giá mạnh gây áp lực lên tỷ giá và lãi suất.

“Chúng tôi giữ quan điểm lãi suất huy động sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản vào năm 2022. Cung tiền M2 cải thiện 3,8% từ đầu năm đến nay và 10% so với cùng kỳ vào cuối quý 2/2022, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng hệ thống (9,4% từ đầu năm đến nay), dẫn đến chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng-huy động do lãi suất huy động kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác”, báo cáo của VNDirect nhận định.

Việc huy động vốn tăng chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng đang gây áp lực lên thanh khoản của hầu hết các ngân hàng trong nửa cuối năm 2022, thể hiện qua hệ số LDR tăng đáng kể vào cuối quý 2 so với mức cuối năm 2021. Hệ số LDR của một số ngân hàng đã gần chạm mức quy định là 85%. Do đó, các ngân hàng cần phải tăng lãi suất huy động để giảm bớt áp lực này.

Về tiền gửi không kỳ hạn, hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận CASA giảm vào cuối Q2/22 so với cuối năm 2021 do khách hàng đã rút tiền nhàn rỗi để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình trong bối cảnh tín dụng hạn chế, do đó chúng tôi cho rằng dòng tiền này sẽ không quay trở lại sớm trong hệ thống của ngân hàng.

Triển vọng dài hạn vẫn tích cực, cổ phiếu đang ở vùng hấp dẫn

Chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng, về dài hạn, lợi nhuận ngân hàng năm 2023 vẫn lạc quan nhờ chất lượng tài sản ổn định, thu nhập từ phí tăng và tỷ lệ chi phí tín dụng giảm mạnh.

Định giá ngành ngân hàng đã giảm xuống mức hấp dẫn là 1,3 lần P/B 2022 (thấp hơn 35% so vớivới bình quân 3 năm là 2,0 lần).  Đợt điều chỉnh gần đây của thị trường đã đưa định giá ngành ngân hàng xuống mức hấp dẫn với 1,3 lần P/B 2022, thấp hơn 35% so với mức trung bình 3 năm là 2,0 lần. Những lo ngại của thị trường về lạm phát và nợ xấu gia tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư đối với triển vọng ngành ngân hàng kể từ đầu năm.

 Hơn nữa, tâm lý thị trường đối với nhóm ngân hàng còn bị ảnh hưởng hơn khi thị trường vốn bắt đầu chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, bất chấp mục đích để cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường vốn trong dài hạn.

“Chúng tôi tin rằng các ngân hàng sẽ có đủ khả năng để vượt qua khó khăn này nhờ chất lượng tài sản vững chắc và khả năng kiểm soát tốt đối với các mảng cho vay rủi ro cao”, báo cáo nhấn mạnh.

Room tín dụng “hẹp”, lợi nhuận ngân hàng thêm mỏng
Dưới áp lực lạm phát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra quan điểm thận trọng về nới room tín dụng sẽ khiến các ngân hàng phải co kéo cho vay...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư