-
Vàng sắp tái lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, USD lùi về mức thấp nhất kể từ đầu năm -
Mở NCB iziMobile lì xì online, nhận quà lấy hên ngày Tết -
Ngân hàng không nghỉ Tết -
VietCredit công bố kết quả quý IV/2024: Lợi nhuận trở lại nhờ số hóa sản phẩm tài chính -
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài
Sacombank đã coi việc bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu trong thời gian qua là nhiệm vụ trọng tâm. Theo ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacmbank, xử lý nợ xấu luôn là vấn đề trọng tâm của Ngân hàng. Sacombank đã mạnh tay tăng chi phí dự phòng rủi ro thêm gần 2 lần lên 1.592 tỷ đồng. Tổng số nợ xấu nội bảng của Ngân hàng đến cuối năm 2018 đã giảm gần một nửa so với hồi đầu năm, xuống còn 5.427 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm mạnh từ 4,67% xuống còn 2,11%.
Dù vậy, nợ xấu của Sacombank vẫn ở mức cao. Tình trạng này cũng xảy ra tại một số nhà băng khác khi nợ xấu có dấu hiệu tăng vào cuối năm 2018. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của OCB tăng từ 1,79% lên mức 2,28% tính đến cuối năm ngoái. Trong đó, có một phần nợ xấu do Ngân hàng đã mua lại từ VAMC sau thời gian bán 5 năm chưa xử lý được. Tại thời điểm cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay thị trường 1 của VietinBank tăng lên mức 1,56%, thay vì 1,13% vào cuối năm 2017.
Vì vậy, trước mắt, các nhà băng cần phải tăng dự phòng rủi ro. OCB đã phải tăng chi phí dự phòng rủi ro hơn 10 lần so với cùng kỳ lên mức 397 tỷ đồng trong quý IV/2018. Lũy kế cả năm qua, chi phí dự phòng rủi ro tăng 3,7 lần lên 945 tỷ đồng.
Dự phòng trái phiếu VAMC của Sacombank tính đến cuối năm 2018 đạt 2.570 tỷ đồng, tăng 54% so với ngày 30/6/2017. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đạt 3.523 tỷ đồng, tăng 45% so với ngày 30/6/2017.
Trong khi đó, Vietcombank và ACB tiếp tục đứng đầu hệ thống xét về năng lực xử lý nợ xấu trong năm qua, với tỷ lệ trích lập dự phòng cao tới 150 - 160% so với số nợ xấu. Với mức trích lập này, trong trường hợp xấu nhất là 100% nợ xấu không thu hồi được, 2 ngân hàng này vẫn còn lại phần 50 - 60% để hoàn nhập dự phòng.
MB, TPBank và VietinBank là những cái tên xếp hạng cao về năng lực xử lý nợ xấu. |
MB, TPBank và Vietinbank cũng là những cái tên xếp hạng cao về năng lực xử lý nợ xấu, mức bao nợ xấu quanh 100% với số dự phòng đã trích vừa bằng mức tổn thất nếu toàn bộ nợ xấu không thể thu hồi. Techcombank, BIDV, HDBank thể hiện khả năng xử lý nợ xấu đáng kể với tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu xấp xỉ 70 - 90%.
Việc trích lập dự phòng rủi ro, hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua.
Chẳng hạn, BIDV là ngân hàng có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhất trong năm vừa qua, đạt tới hơn 28.300 tỷ đồng, cao hơn cả Vietcombank (25.679 tỷ đồng). Tuy nhiên, do Ngân hàng phải trích chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong hệ thống, lên tới hơn 18.800 tỷ đồng nên đã “ngốn” đến 2/3 lợi nhuận thu về trong năm 2018. Theo đó, lợi nhuận trước thuế sau dự phòng của BIDV chỉ còn hơn 9.400 tỷ đồng, thua xa Vietcombank 18.300 tỷ đồng, khi Vietcombank chỉ phải trích hơn 7.300 tỷ đồng cho chi phí dự phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, mục tiêu của ngành ngân hàng năm 2019 là đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 5%; tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), hỗ trợ công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu... Đây là hướng mới của ngành trong việc ngăn chặn xử lý nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo 2019 - 2020...
Việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đến nay đã đi được hơn 1/3 chặng đường. Kết quả đạt được là khá rõ nét, nhưng theo các chuyên gia tài chính và những người thực hiện xử lý nợ trực tiếp, còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ để Nghị quyết phát huy hiệu quả cao hơn; qua đó đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu.
-
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài -
Một số ngân hàng nhỏ vẫn phải đối mặt với nợ xấu bất động sản tại các dự án đầu cơ -
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green