
-
Vàng neo quanh mốc 120 triệu đồng/lượng sau tuần biến động mạnh
-
ĐHĐCĐ LPBank: Trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống, mục tiêu lợi nhuận tăng 22,2%
-
Biên lãi ròng thu hẹp, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao
-
Thách thức lợi nhuận ngân hàng trước chính sách thuế quan -
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
Đang nỗ lực kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay, song Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sức ép với lãi suất đang ngày càng lớn. Tín dụng đang tăng nhanh, trong khi tiền gửi tiết kiệm bị cạnh tranh gay gắt từ các kênh đầu tư khác, như bất động sản, vàng, chứng khoán…
![]() |
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 1/2025, huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng âm (giảm 0,75% so với cuối năm 2024). Trong tháng đầu năm, dù tiền gửi dân cư vẫn tăng thêm 123.000 tỷ đồng, song không thể bù đắp được mức sụt giảm tới 233.000 tỷ đồng của tổ chức kinh tế (giảm 3,04% so với tháng trước đó). Như vậy, sau 5 tháng tăng liên tiếp, huy động vốn từ tổ chức kinh tế đã ghi nhận sụt giảm.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần lớn cho biết, ngân hàng này đã rất nỗ lực huy động vốn trở lại từ đầu năm 2025 đến nay nhằm chuẩn bị nguồn vốn cho tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Quan sát của ngân hàng cũng cho thấy, một lượng tiền gửi đang dịch chuyển sang vàng, bất động sản.
Theo số liệu của Cục Thống kê (Bộ tài chính), đến ngày 25/3/2025, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 1,36%, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,49%. Như vậy, tính tới ngày 25/3, chênh lệch giữa huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đã lên tới 1,1 triệu tỷ đồng. Đến thời điểm này, con số chênh lệch có thể cao hơn.
Vàng liên tục phá đỉnh lịch sử, bất động sản tăng giá phi mã từ đầu năm đến nay, trong khi lãi suất tiết kiệm đứng ở mức thấp, khiến nhiều người sốt ruột. Hội chứng Fomo (tâm lý sợ bỏ lỡ) khiến nhiều người chuyển từ gửi tiết kiệm sang vàng, đất, bất chấp rủi ro.
Trong báo cáo vừa gửi tới Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, mặt bằng lãi suất đứng trước nhiều sức ép trong thời gian tới.
Thứ nhất, lãi suất cho vay giảm sâu thời gian qua.
Thứ hai, nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng dự kiến gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, trong khi huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng có thể bị ảnh hưởng và cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác, như bất động sản, vàng, thị trường chứng khoán.
Thứ ba, mặt bằng lãi suất thế giới có xu hướng giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao và thị trường tài chính toàn cầu khó đoán định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng lên các quốc gia.
Tính từ khi Ngân hàng Nhà nước họp với các ngân hàng thương mại (ngày 25/2/2025) đến đầu tháng 4/2025, có 26 ngân hàng hạ lãi suất huy động với mức giảm 0,1-1,05%, tùy từng kỳ hạn. Dù vậy, tính bình quân, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng vẫn chưa giảm đáng kể. Theo đó, lãi suất suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại tới cuối tháng 3/2025 chỉ giảm 0,2%/năm so với cuối năm 2024.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, năm 2025, áp lực lãi suất với Ngân hàng Nhà nước và hệ thống tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ lớn hơn năm ngoái.
“Lãi suất huy động đã tăng nhẹ từ năm ngoái và hiện vẫn có xu hướng tăng”, ông Bình nhận định.
Mặc dù mặt bằng lãi suất tại VietinBank vẫn được kiểm soát, song lãnh đạo VietinBank cho rằng, với diễn biến lãi suất hiện nay, biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng năm 2025 sẽ chịu áp lực giảm. Nguyên nhân là chi phí vốn có xu hướng tăng, trong khi ngân hàng tiếp tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, người dân theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng khẳng định, ngành ngân hàng cho vay ra nền kinh tế nhiều hơn số dư huy động, phần thiếu hụt phải sử dụng cả vốn tự có và vốn tái cấp từ Ngân hàng Nhà nước.
Trong bối cảnh cần vốn để mở rộng tăng trưởng, nhiều ngân hàng rầm rộ tăng vốn với tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu cao kỷ lục. Chẳng hạn, Vietcombank chốt tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 49,5%. Con số này tại VietinBank là 44,64%, tại MSB là 20%.
Trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, hầu hết ngân hàng trình cổ đông kế hoạch tăng vốn khủng, như MB chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 32%, giúp tăng vốn điều lệ. NCB đã được cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 59,42% vốn điều lệ NCB tại thời điểm chào bán. VietABank trình kế hoạch tăng vốn lịch sử (tăng 115%, từ 5.399,6 tỷ đồng lên 11.582,4 tỷ đồng…
Ngoài ra, các nhà băng cũng rầm rộ phát hành trái phiếu để huy động vốn. Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, tính từ đầu năm đến giữa tháng 4/2025, phát hành trái phiếu đạt 41,621 tỷ đồng, trong đó, hơn 60% giá trị thuộc nhóm ngân hàng.
Chuyên gia phân tích FiinGroup cho rằng, dù nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng vốn cổ phần (vốn cấp 1), song việc tăng vốn cấp 1 mất rất nhiều thời gian và phụ thuộc vào tình hình thị trường chứng khoán. Do đó, các ngân hàng sẽ vẫn mạnh tay phát hành trái phiếu trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 1/2025, dù huy động vốn từ dân cư và tổ chức tín dụng giảm, song tổng phương tiện thanh toán toàn hệ thống vẫn tăng 1,46%. Điều này cho thấy, phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng tiếp tục gia tăng trong bối cảnh huy động vốn có dấu hiệu sụt giảm.
Thách thức lợi nhuận ngân hàng trước chính sách thuế quan
Mặc dù tín dụng quý đầu năm cải thiện tác động tích cực lên kết quả kinh doanh, song thách thức lợi nhuận cả năm còn ở phía trước.
![]() |
MB tạm dẫn đầu với gần 8.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý I/2025, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MB hiện là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn ngành, khi Vietcombank chưa công bố kết quả kinh doanh. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất trong lịch sử của MB.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó chủ tịch thường trực HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Sacombank cho biết, Ngân hàng lãi trước thuế 3.674 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, tăng 38,4% so với cùng kỳ, tương đương 25,1% kế hoạch năm.
Với HDBank, lợi nhuận trước thuế 3 tháng đầu năm đạt 5.355 tỷ đồng, tăng ấn tượng 33% so với cùng kỳ năm ngoái (4.028 tỷ đồng). Với mức tăng trưởng này, HDBank đã vượt qua ACB và VPBank, trở thành ngân hàng tư nhân lãi cao thứ hai hệ thống, chỉ sau Techcombank.
Trong khi đó, ACB ước tính lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 4.600 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ, chủ yếu do Ngân hàng chủ động thực hiện các chương trình ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý đầu năm nay đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 6.014 tỷ đồng, giảm 4,2%.
Kết thúc quý I/2025, VPBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15.600 tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, cao hơn 20% so với cùng kỳ. Riêng tại ngân hàng mẹ, lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt hơn 4.942 tỷ đồng, với tổng thu nhập hoạt động tăng 15% và thu nhập lãi thuần tăng gần 23% so với cùng kỳ.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của ngân hàng này đạt hơn 6.100 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm.
Trước lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến tỷ giá, xuất khẩu, tiêu dùng và tín dụng trong nước, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cho hay, HDBank hướng theo chính sách quản trị rủi ro cân bằng, đa dạng hóa danh mục tài trợ. Khi có thông tin thuế quan, Ngân hàng đã rà soát danh mục khách hàng bị ảnh hưởng và nhận thấy, ảnh hưởng trực tiếp không lớn, bởi danh mục dư nợ khách hàng xuất nhập khẩu trực tiếp tại thị trường Mỹ dưới 1,5% dư nợ của HDBank.
Sau rà soát, ban điều hành đã xây dựng chính sách quản trị rủi ro tổng thể tốt hơn và có chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng, điều chỉnh cấu trúc tài trợ với khách hàng bị ảnh hưởng. Đồng thời, HDBank cân bằng, đa dạng hóa danh mục thời gian tới. Đặc biệt, HDBank có room tăng trưởng tín dụng cao trong năm nay, giúp ngân hàng tăng cường Dự án, tài trợ tiêu dùng, từ đó, cân bằng hơn danh mục đầu tư, tài trợ. Vì thế, HDBank tự tin có thể ứng biến, hỗ trợ khách hàng mở rộng ra thị trường mới ngoài Mỹ để thực hiện kế hoạch đề ra trong năm nay, với lợi nhuận trước thuế 21.179 tỷ đồng, tăng 27%.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại hội đồng cổ đông Sacombank đã thông qua mục tiêu tổng tài sản đạt 819.800 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2024. Dự kiến, nguồn vốn huy động tăng 9%, lên 736.300 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 14%, lên 614.400 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát dưới 2%. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 14.650 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2024.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cũng cho biết, với mục tiêu lợi nhuận trên, trước bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước năm 2025 diễn biến phức tạp, không riêng Sacombank, mà các ngân hàng đều đứng trước những thách thức lớn, bởi áp lực từ việc giảm lãi suất cho vay trong nước để hỗ trợ doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế sẽ khiến biên lãi ròng (NIM) suy giảm.
Thêm vào đó, tác động từ chính sách thuế của Mỹ và toàn cầu ngày càng rõ nét. Nhận định về vấn đề này, một lãnh đạo Sacombank cho biết, nếu Mỹ tăng thuế hoặc siết chính sách thương mại với Trung Quốc và các đối tác, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất nhập khẩu tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm cầu tín dụng từ doanh nghiệp xuất khẩu. Trước bối cảnh đầy thách thức đó, Sacombank sẽ phải nỗ lực hơn để đạt mục tiêu lợi nhuận năm 2025. Ngân hàng sẽ tập trung mạnh vốn vào các phân khúc, như các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2025, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 31.500 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2024; ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 9,5%; VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 25.270 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2024… Tuy nhiên, lãnh đạo các nhà băng này thừa nhận, chính sách thuế quan của Mỹ, nếu áp dụng, sẽ tác động lên tín dụng, lợi nhuận năm 2025.
Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng cảnh giác phân luồng
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu đang có dấu hiệu tăng nhanh, trong khi việc xử lý nợ xấu chững lại.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu đang tăng cao trở lại. Tính đến tháng 1/2025, nợ xấu nội bảng ở mức 4,3%. Đáng lo là, trong khi nợ xấu tăng nhanh, thì việc xử lý nợ xấu chậm lại.
![]() |
Thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2025, nợ xấu tăng thêm khoảng 34.000 tỷ đồng, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, chủ yếu do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý.
“Như vậy, nguồn xử lý nợ xấu chủ yếu đến từ việc các tổ chức tín dụng trích từ dự phòng rủi ro. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như giảm nguồn lực hỗ trợ ngược lại các doanh nghiệp, dòng tiền không luân chuyển được, ảnh hưởng đến thanh khoản, nếu không xử lý kịp thời”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phân tích.
Theo phản ánh của các ngân hàng thương mại, việc không luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng (quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu) khiến nhiều khách hàng chây ỳ trả nợ. Theo quy định, các ngân hàng có thể khởi kiện đòi nợ, song hiệu quả thực tế rất hạn chế.
Thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho thấy, có nhiều bản án đã có hiệu lực thi hành, nhưng qua 27 - 28 lần thi hành án, đấu giá, phát mại tài sản, song vẫn không xử lý được vì vướng Luật Đất đai. Trong số hơn 40.000 vụ việc có hiệu lực thi hành, chuyển sang thi hành án, năm 2024, chỉ giải quyết được 15% số vụ án với số tiền nhỏ so với bản án có hiệu lực.
Không chỉ vậy, theo ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT ABBank, ngân hàng còn gặp một khó khăn nữa là khâu tố tụng tại cấp huyện chuyển xuống cấp xã, nên ngân hàng gặp vướng, khiến tiến độ thu hồi nợ chậm lại và đang phải kiến nghị, đề xuất một số cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương để tháo gỡ.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, nợ xấu và nợ tiềm ẩn có thể gia tăng trong năm 2025. Chính vì vậy, Ngân hàng đang chủ động kiểm soát và phân luồng sớm các khoản nợ có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro.
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2024. Dự thảo Luật sẽ luật hóa một số quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14, bao gồm luật hóa quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm; luật hóa quy định về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; luật hóa quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 không chỉ tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thu hồi nợ, mà là tiếng chuông cảnh tỉnh để người đi vay phải có ý thức và trách nhiệm trả nợ, xóa bỏ tư duy tìm mọi cách không trả nợ, tìm mọi cách để không bàn giao tài sản, tìm mọi cách để xin miễn lãi, thậm chí vay để trả gốc và cũng không muốn trả lãi, trong khi tài sản bảo đảm rất lớn.
Tuy vậy, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần thận trọng để bảo đảm cả quyền chủ nợ lẫn quyền con nợ. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng, theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng không phải là quyền đương nhiên, mà phải được thiết lập thông qua điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã được các bên ký kết. Do đó, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những quy định cần thiết để bảo đảm hoạt động này được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu giữ tài sản đảm bảo cũng như người có liên quan.
Một số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cân nhắc việc quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và cho rằng, việc tổ chức tín dụng được trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm là hành chính hóa quan hệ dân sự và việc thu giữ tài sản bảo đảm không thông qua phán quyết của tòa án có thể dẫn đến nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu của người sở hữu tài sản nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
Sáng ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã CK: MBB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.
Chia cổ tức cao bằng cổ phiếu, cổ đông vẫn sốt ruột vì giá trị vốn hóa chưa như kỳ vọng
Sáng nay, MB tiếp tục lập kỷ lục là một trong những ngân hàng có số lượng cổ đông tham dự ĐHĐCĐ lớn nhất.
Tại Đại hội, HĐQT trình phương án sử dụng 21.556 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, với tổng tỷ lệ 35% gồm hai cấu phần: cổ tức tiền mặt 3% và cổ tức bằng cổ phiếu 32% (phát hành hơn 1,97 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu).
Ngoài chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, MB cũng dự định phát hành riêng lẻ thêm 62 triệu cổ phiếu, tương đương mức tăng vốn điều lệ là 620 tỷ đồng theo Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2024.
Sau khi hoàn tất hai phương án trên, vốn điều lệ của MB dự kiến sẽ tăng từ hơn 61.022 tỷ đồng lên 81.368 tỷ đồng.
Ngân hàng cho biết nguồn vốn tăng thêm được sử dụng bổ sung vốn đầu tư tăng năng lực là 7,7 nghìn tỷ đồng (bao gồm việc đầu tư trụ sở MB ở khu vực phía Nam, miền Trung và/hoặc các khu vực khác có tổng mức đầu tư thấp hơn 20% vốn ngân hàng); đầu tư bổ sung vốn hoạt động, (mô hình kinh doanh mới, các hoạt động kinh doanh,...) là 12,6 nghìn tỷ đồng.
Một tin vui nữa với cổ đông là Đại hội sáng nay đã thông qua phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 1,6% vốn điều lệ. Ngân hàng cho biết nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần của ngân hàng, theo báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất; với phương thức thực hiện khớp lệnh. Thời gian dự kiến mua lại trong năm 2025 và 2026 sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước. Mục đích của việc mua lại cổ phiếu quỹ là nhằm "bảo vệ lợi ích của cổ đông và giá trị doanh nghiệp trước những biến động của thị trường chứng khoán; và/hoặc mang lại lợi ích cho cổ đông hiện hữu của MB".
Trả lời chất vấn của cổ đông về việc vì sao vừa chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, vừa mua vào cổ phiếu quỹ (giảm vốn), Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái cho hay, theo kế hoạch, năm nay MB tăng vốn 33% nhưng mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ chỉ chiếm chưa đến 1,2% vốn, không ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Việc mua lại cổ phiếu quỹ là để dự trù tình huống xấu có vấn đề xảy ra giống như giai đoạn vừa qua, khi Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng. Đây là một công cụ hỗ trợ cho thị trường, giúp ổn định thanh khoản và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong giai đoạn biến động. Đây là giải pháp mà MB đã từng triển khai trong quá khứ và đã rất thành công.
![]() |
Hiện nay, giá cổ phiếu MBB vẫn đang ở mức khá thấp và tốc độ tăng trưởng kém cổ phiếu nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác. Cổ đông đặt câu hỏi "sốt ruột" rằng, MB cần có kế hoạch vốn hoá để xứng đáng với giá trị nội tại, ví dụ như nâng mục tiêu vốn hoá lên 20-25 tỷ USD.
Liên quan tới câu hỏi này, Chủ tịch MB Lưu Trung Thái cho hay, hiện giá trị vốn hóa của MB là 6 tỷ USD và đang có kế hoạch tăng lên 10 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện tại, giá trị nội tại của MB tăng lên. Chủ tịch MB khuyên cổ đông "đừng sốt ruột vì chỉ dừng chia cổ tức trong 3 năm thì giá cổ phiếu sẽ tăng gấp nhiều lần.
Mục tiêu lợi nhuận tăng 10%, tự tin về lợi thế CASA
ĐHĐCĐ MB hôm nay đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025: Lợi nhuận trước thuế tăng 10%; tổng tài sản tăng khoảng 21,2%, huy động vốn tăng khoảng 23,3%, tín dụng tăng khoảng 23,7% (tùy thuộc theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong năm 2025, ngân hàng đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 1,7%, tỷ lệ an toàn vốn CAR tuân thủ Base II ở mức tối thiểu là 9%. Về các chỉ số như ROE (xấp xỉ 20-22%), ROA (xấp xỉ 2%) hay CIR dưới 30%, thuộc top đầu ngành ngân hàng.
Mục tiêu lợi nhuận này, theo ông Lưu Trung Thái, là đã tính đến các tác động của chính sách thuế quan của Mỹ. Theo đó, năm nay, ngân hàng dự kiến tăng trưởng tín dụng 24 - 25%, doanh thu tăng 20 - 25% nhưng chỉ đề ra mục tiêu lợi nhuận tăng 10% (lường trước áp lực nợ xấu tăng lên do nhóm doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh bởi chiến tranh thương mại).
Lợi thế của MB là lượng khách hàng đông, CASA lớn, nhờ vậy có thể kiểm soát tốt chi phí vốn. Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB cho hay, MB sẽ tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với CASA nhờ lượng khách hàng rất lớn, dự kiến đạt 35 triệu trong năm nay và sẽ lên 40 triệu trong vài năm tới.
Riêng với nợ xấu, lãnh đạo MB cho biết, nợ xấu hợp nhất là 1,63%, nợ xấu riêng lẻ là 1,35%, tuy có nhích lên song vẫn thấp so với toàn ngành. Năm nay, MB dự định tăng chi phí dự phòng để bảo vệ cho ngân hàng, đẩy tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên trên 100%.
ĐHĐCĐ MB sáng nay cũng đã thông qua việc nhận chuyển giao bắt buộc và tiếp tục thực hiện các nội dung trong phương án chuyển giao bắt buộc (gồm cả các sửa đổi, bổ sung) đã được phê duyệt.
Cụ thể, MB sẽ góp vốn vào MBV tối đa 5.000 tỷ đồng. Trên cơ sở phương án được duyệt, MBV có thể chuyển đổi thành ngân hàng TNHH hai thành viên trở lên, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, sáp nhập vào MB hoặc theo hình thức khác phù hợp quy định pháp luật.
Cùng với đó MB cũng lên kế hoạch thành lập Ngân hàng con tại Lào (trên cơ sở chuyển đổi Chi nhánh MB Lào) và thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại các quốc gia, thị trường tiềm năng, môi trường kinh doanh thuận lợi và/hoặc có cơ hội phát triển mạng lưới của MB (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan...).
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận
Sáng 26/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.
Lợi nhuận quý I/2025 giảm nhẹ, thận trọng với mục tiêu lợi nhuận cả năm, không có kế hoạch tham gia lập sàn tài sản số
Năm nay, BIDV lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo giới hạn ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, dự kiến 16%.
Huy động vốn được điều hành phù hợp với sử dụng vốn. Lợi nhuận trước thuế sẽ theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong khi nợ xấu được kiểm soát dưới 1,4%.
Ngân hàng cho biết những chỉ tiêu chưa có số liệu chi tiết sẽ được BIDV cập nhật dựa trên cơ sở phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong phần thảo luận, trả lời câu hỏi của cổ đông về kết quả lợi nhuận quý I/2025, Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm cho biết, đến cuối quý I/2025, tăng trưởng tín dụng của BIDV là 2,6%, tăng trưởng huy động vốn 1,17%. Lợi nhuận ước đạt 7.019 tỷ đồng trong quý đầu năm, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nợ xấu tăng nhẹ lên 1,65%.
Lý giải về nguyên nhân chưa đưa ra mục tiêu lợi nhuận cụ thể, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay, chiến tranh thương mại trên thế giới đang rất phức tạp, thời gian hoãn thuế 90 ngày chưa kết thúc và BIDV đang chờ kết quả đàm phán để đưa ra kịch bản cụ thể.
Theo rà soát của BIDV, tổng dư nợ khối khách hàng bị ảnh hưởng bởi tác động thuế quan của BIDV khoảng 300.000 tỷ đồng, chiếm 15% dư nợ của ngân hàng. Nhóm các khách hàng bị ảnh hưởng lớn gồm sản xuất thép, chất dẻo, nhựa, cơ khí, thuỷ sản, giày da, may mặc, logistics, bất động sản khu công nghiệp,… Dư nợ này bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp lẫn doanh nghiệp gia công, phụ trợ, các KCN... chịu ảnh hưởng gián tiếp.
Theo lượng hóa của Chủ tịch HĐQT BIDV, có 5 ảnh hưởng khi Mỹ tăng thuế đối ứng: tín dụng bị thu hẹp; huy động vốn giảm (nhất là huy động tiền gửi của doanh nghiệp FDI); nhu cầu sử dụng dịch vụ của khối doanh nghiệp giảm đi (do hoạt động xuất nhập khẩu giảm); chất lượng tài sản suy giảm; chi phí dự phòng rủi ro tăng lên. Tất cả yếu tố này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
Năm nay, BIDV tiếp tục dự kiến trích lập dự phòng rủi ro 21.000 tỷ đồng. Đây là mức trích lập tương đương năm 2024 trong khi quy mô tín dụng tăng khoảng 16%, nghĩa là tỷ lệ bao phủ nợ xấu sẽ giảm xuống.
Với câu hỏi của cổ đông về việc sáp nhập 2 chi nhánh tại Bình Dương và Cà Mau, Chủ tịch BIDV cho biết, cho đến hiện nay, BIDV chỉ sáp nhập hai chi nhánh trên tổng số 300 chi nhánh là không nhiều. Tuy nhiên, việc sắp xếp mô hình kinh doanh với ngân hàng là công việc thường xuyên, không bao giờ bất biến, kể cả về địa điểm và mạng lưới kinh doanh. Hiện có rất nhiều yếu tố như: xu hướng số hóa, năng suất lao động, yêu cầu cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả quản trị... khiến việc điều chỉnh theo hướng tăng mô hình hiện đại, số hóa thay thay vì những kênh phân phối rộng khắp như hiện nay sẽ diễn ra nhanh hơn.
Có cổ đông đặt câu hỏi về thông tin BIDV tham gia lập sàn giao dịch tài sản số (dự thảo đang được Bộ tài chính xây dựng - PV), lãnh đạo BIDV cho hay, với vai trò là một ngân hàng thương mại trong nước, BIDV sẽ tích cực tham gia với các bộ, ngành để triển khai. Tuy nhiên, việc lập sàn giao dịch tài sản số BIDV sẽ "dành" cho khối doanh nghiệp tư nhân.
"BIDV không có kế hoạch lập công ty triển khai sàn này, vì đòi hỏi vốn lớn, chưa kể kỹ thuật và yếu tố khác. Tuy nhiên, BIDV sẽ tham gia thị trường với tư cách là một ngân hàng, phục vụ thanh toán và các nghiệp vụ liên quan", lãnh đạo BIDV khẳng định.
Chia cổ tức 30,8% để tăng vốn
Đại hội cổ đông BIDV hôm nay đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 21.656 tỷ đồng, lên gần 91.870 tỷ đồng (tương đương tăng 30,8%) thông qua 3 phương án: tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, trả cổ tức và phát hành thêm.
Về phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, BIDV sẽ phát hành tối đa hơn 498.516.696 cổ phiếu (tương đương 7,1% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/3).
![]() |
Với kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối năm 2023, BIDV dự kiến phát hành tối đa gần 1.397.251.021 cổ phiếu (tương đương 19,9% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/3).
Cuối cùng là phương án phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư bằng hình thức chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng với số lượng tối đa 269.846.330 triệu cổ phiếu (tương đương 3,84% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/3).
Đối tượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ là các nhà đầu tư đáp ứng tiêu chí là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và là tổ chức trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, có thể bao gồm một hoặc một số cổ đông hiện hữu của BIDV.
ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định cụ thể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đáp ứng các yêu cầu và số lượng cổ phần chào bán cho từng nhà đầu tư.
Về nguyên tắc xác định giá, giá cổ phiếu chào bán riêng lẻ đảm bảo không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm hoặc giá trị được ghi trong sổ sách cảu cổ phần tại thời điểm gần nhất.
Cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Thời gian thực hiện cả ba phương án trên dự kiến trong 2025 - 2026. ĐHĐCĐ uỷ quyền cho HĐQT quyết định thời điểm phát hành cụ thể sau khi nhận được chấp thuận của các cơ quan nhà nước.
Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dùng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, được phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV.
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư
Năm 2025, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hợp nhất chỉ 3,5%. Thương vụ bán vốn tỷ USD được mong chờ vẫn phụ thuộc vào diễn biến thị trường và mức độ quan tâm của nhà đầu tư.
Sáng nay (26/4), ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 tại Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank.
![]() |
Một trong những tờ trình quan trọng nhất được trình Đại hội thông qua là phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ (6,5% vốn) để tăng vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh. Kế hoạch này đã được Vietcombank đề ra nhiều năm nay nhưng chưa thành công.
Theo tờ trình, ngân hàng sẽ chào bán riêng lẻ tối đa 543,1 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần cho tối đa 55 nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tổng giá trị chào bán theo mệnh giá tối đa 5.431 tỷ đồng.
Việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng 6,5% vốn điều lệ tại thời điểm của đợt chào bán có thể thực hiện theo một hoặc nhiều đợt chào bán trong năm 2025 - 2026. Thời điểm và số lượng cổ phiếu chào bán cụ thể của từng đợt chào bán sẽ căn cứ theo thực tế nhu cầu mua của nhà đầu tư.
Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu là 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và tối thiểu là 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, việc ngân hàng tiếp tục triển khai chào bán riêng lẻ này là nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển ngân hàng.
Vietcombank cho biết, nếu cổ đông chiến lược - Ngân hàng Mizuho Nhật Bản nâng tỷ lệ sở hữu lên 20% sẽ được cử thêm một thành viên vào HĐQT, nhưng không quá 2 người. Nhà đầu tư nước ngoài khác, nếu sở hữu từ 5% vốn trở lên, cũng có quyền đề cử 1 thành viên HĐQT. Việc đề cử và vào nắm quyền trong HĐQT của các cổ đông lớn đều sẽ dựa trên cơ sở được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Nếu hoàn thành kế hoạch riêng lẻ 6,5% vốn nói trên, vốn điều lệ Vietcombank dự kiến được nâng từ 83.557 tỷ đồng lên gần 88.988 tỷ đồng.
Trả lời cổ đông về tiến độ bán vốn, ông Lê Hoàng Tùng, Phó tổng giám đốc Vietcombank lý giải, sở dĩ kế hoạch bán vốn được đưa ra nhiều năm, nhưng chưa thành công do môi trường không thuận lợi và chưa tìm được nhà đầu tư phù hợp như kỳ vọng. Tuy nhiên, năm 2024, kinh tế khởi sắc là điều kiện phù hợp để tái khởi động kế hoạch tăng vốn và tiếp cận một số nhà đầu tư tiềm năng. Theo ông Tùng, việc tìm kiếm nhà đầu tư bước đầu có phản hồi tích cực song thương vụ có hoàn thành năm 2025 hay không phụ thuộc nhiều vào bối cảnh vĩ mô và sự quan tâm của nhà đầu tư.
Về kế hoạch chia cổ tức năm 2024, Vietcombank cho biết sẽ dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại để chia cổ tức, song không đề cập chia theo hình thức và tỷ lệ nào và cho biết phải đợi sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Năm 2025, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thận trọng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 3,5%; lợi nhuận riêng lẻ dự kiến đạt 42.734 tỷ đồng và được điều chỉnh theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính; tổng tài sản tăng 10%; Huy động vốn thị trường 1 dự kiến tăng 8% và được điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng tín dụng được giao. Tín dụng dự kiến tăng tối đa 16,28% và thực hiện theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước.
Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2025, ông Lê Quang Vinh,Tổng giám đốc Vietcombank không nêu cụ thể mà chỉ cho biết các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng tốt, đặc biệt là tín dụng và hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Từ đầu năm đến nay, tín dụng tăng trưởng tốt nhờ ký được nhiều hợp đồng lớn, huy động vốn tăng trưởng ổn định. Nhờ vậy, lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ.
Về các tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ, Chủ tịch Nguyễn Thanh Tùng cho biết, ảnh hưởng của thuế đối ứng với Vietcombank khá rõ rệt do Vietcombank đang chiếm khoảng 20% thị phần thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại toàn hệ thống. Rất nhiều khách hàng của Vietcombank là doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực chịu thuế cao như điện tử, gỗ, thuỷ sản, nhựa...
Ngoài ra, danh mục khách hàng FDI tại Vietcombank lớn so với các ngân hàng khác, chiếm hơn 20% tổng dư nợ bán buôn, hơn 40% tổng huy động vốn và hơn 50% về doanh số hoạch toán quốc tế tài trợ thương mại. Điều này khiến Vietcombank có lẽ chịu tác động lớn hơn nhiều ngân hàng khác.
Trước tình hình đó, Vietcombank cho biết đã chủ động phối hợp với các khách hàng để đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động, trong đó có việc hỗ trợ tài chính, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời, Vietcombank cũng tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý để có định hướng phù hợp theo từng ngành nghề, từng đối tượng khách hàng.
Mới đây, ngân hàng đã ký kết một thỏa thuận tài trợ cho Vietnam Airlines mua 50 máy bay Boeing từ Mỹ. Động thái này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, mà còn góp phần giảm chênh lệch cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, có thể giúp giảm áp lực từ phía chính sách của Mỹ.
ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại Công ty Chứng khoán SBS, đang tích cực xử lý 32,5% cổ phần của ông Trầm Bê
Tại ĐHĐCĐ Sacombank ngày 25/4, Ngân hàng trình ĐHĐCĐ chủ trương góp vốn/mua cổ phần công ty chứng khoán để trở thành công ty con của Sacombank. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ/cổ phần tại công ty chứng khoán trên 50%.
Trước câu hỏi của cổ đông về việc liệu Sacombank có ý định mua lại Công ty Chứng khoán SBS trực thuộc Sacombank trước đây, nhưng Ngân hàng đã thoái sạch vốn, ông Dương Công Minh cho biết, Ngân hàng sẽ không mua lại công ty chứng khoán này.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank cũng cho hay, trước đây Ngân hàng đã từng có công ty chứng khoán từ rất sớm, nhưng sau đó bán vốn tại SBS. Nay Sacombank nhận thấy có nhiều cơ hội nên lên kế hoạch mua lại công ty chứng khoán, song Ngân hàng không có nhu cầu mua lại vốn Công ty Chứng khoán SBS, mà lựa chọn công ty chứng khoán mới.
![]() |
Phó chủ tịch thường trực Sacombank cũng cho biết, Ngân hàng sẽ tìm chọn các công ty chứng khoán đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản như: báo cáo tài chính rõ ràng minh bạch, đánh giá được rõ ràng chất lượng tài sản; đầy đủ các nghiệp vụ cung ứng cho nhà đầu tư; quy mô vốn phù hợp. Hệ thống vận hành ổn định, có khả năng kết nối với các đối tác; ưu tiên công ty chứng khoán đang niêm yết.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc tại sao đến thời điểm này, Sacombank vẫn chưa thể xử lý được 32,5% cổ phần của ông Trầm Bê, Phó chủ tịch thường trực Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết, đối với các khoản nợ đảm bảo bằng 32,5% cổ phiếu STB của ông Trầm Bê và người có liên quan, Sacombank đã trình các phương án xử lý và đang chờ sự phê duyệt từ ngân hàng Nhà nước (NHNN). Phía thanh tra NHNN cũng đánh giá rất cao Đề án tái cơ cấu của Sacombank, nhưng hiện Ngân hàng vẫn đang trong quá trình chờ ý kiến từ NHNN.
Cụ thể, nợ gốc của nhóm cổ phiếu ông Trầm Bê và người có liên quan lũy kế từ 2017 đến cuối năm 2024, Sacombank đã thu hồi 25.612 tỷ đồng. Dư nợ còn lại là 12.037 tỷ đồng, trong đó nợ bán cho VAMC là 10.538 tỷ đồng, khoản phải thu là 1.454 tỷ đồng. Tổng lãi còn phải trả theo hợp đồng tính đến cuối năm 2024 là 57.605 tỷ đồng.
Tổng số cổ phiếu đang đảm bảo cho khoản vay repo là tương đương 32% cổ phiếu STB của Sacombank. Tuy nhiên, tất cả nợ gốc và repo đã được Sacombank trích lập dự phòng 100%. Số tiền thu được phải xử lý toàn bộ vốn và lãi sẽ trình NHNN, với khoản lãi treo 57.000 tỷ đồng.
Sacombank đã trích lập dự phòng 100% đối với dư nợ gốc của khoản nợ xấu trên và đã thoái hoàn toàn lãi dự thu từ cuối quý II/2022. Bà Diễm cho rằng, việc xét duyệt để Sacombank xử lý lô cổ phiếu cũng như ghi nhận hoàn thành tái cơ cấu cần có thời gian.
Phương án xử lý số cổ phiếu này còn nhiều khó khăn, nhiều năm trước Sacombnak cũng đã trình phương án xử lý nhưng còn nhiều khó khăn nên chưa được phê duyệt. Năm 2024, STB đã trình phương án phù hợp theo quy định pháp luật, đề ra phương án mua lại nợ đã bán cho VAMC và đấu giá lại thông qua công ty độc lập.
Theo Sacobank, Ngân hàng đã sẵn sàng cả về trách nhiệm và nghĩa vụ, chờ NHNN phê duyệt Đề án tái cơ cấu, nếu được chấp thuận, sẽ tiến hành xử lý cổ phiếu của ông Trầm Bê và những người có liên quan, hoàn tất các nghĩa vụ, trình thủ tục để thực hiện chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu tăng vốn.
Nguồn vốn sử dụng từ nguồn lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến năm 2024. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 12.720 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 10.087 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, Ngân hàng này còn hơn 7.013 tỷ đồng. Cộng với 18.339 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất giữ lại năm trước, Sacombank có hơn 25.352 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế.
Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank cũng cho biết, nếu được NHNN phê duyệt Đề án tái cơ cấu, Ngân hàng sẽ tiến hành xử lý cổ phiếu của ông Trầm Bê và những người có liên quan, hoàn tất các nghĩa vụ và sau đó trình thủ tục để thực hiện chia cổ tức.
Giới đầu tư đánh giá, hành động trình chủ trương tăng vốn điều lệ của Sacombank là dấu hiệu tích cực, cho thấy nhà băng này rất tự tin với năng lực của mình và đã sẵn sàng cho các chiến lược phát triển quy mô hơn. Giá cổ phiếu STB đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/4 tăng mạnh, vượt mốc 40.000 đồng/cổ phiếu.
Đề án tái cơ cấu Sacombank (sau sáp nhập Southern Bank) được phê duyệt từ năm 2016. Suốt 9 năm qua, Sacombank đã ráo riết xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng, đồng thời tăng cường phục hồi lợi nhuận. Năm 2024, Sacombank đã thu hồi, xử lý gần 10.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, nâng lũy kế lên 103.988 tỷ đồng, trong đó thuộc Đề án 76.695 tỷ đồng. Nhờ đó, các khoản tồn đọng thuộc Đề án giảm 80,5% về quy mô và 25,7% về tỷ trọng so với thời điểm bắt đầu triển khai, hiện chỉ còn chiếm 2,4% tổng tài sản.
Trong đó, đối với các khoản nợ thuộc Khu công nghiệp Phong Phú, Sacombank đã bán đấu giá thành công khoản nợ sau 18 phiên đấu giá trong năm 2023, với giá bán là 7.934 tỷ đồng, cao hơn so với nghĩa vụ nợ của khách hàng. Đến nay, Sacombank đã thực thu 1.587 tỷ đồng và còn lại sẽ thu theo tiến độ pháp lý Dự án (dự kiến thu thêm 30 - 40% trong năm 2025 và phần còn lại sẽ thu dứt điểm trong năm 2026).
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
Sáng 24/4/2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Mục tiêu lợi nhuận tham vọng: Lợi nhuận tăng 18%, chia cổ tức 15%
Phát biểu khai mạc, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, năm 2024, TPBank hoàn thành thắng lợi tất cả chỉ tiêu được ĐHĐCĐ giao, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về ngân hàng số. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 36%, thuộc nhóm cao nhất hệ thống ngân hàng.
![]() |
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2024. Tổng tài sản năm 2025 dự kiến đạt 450.000 tỷ đồng, tăng 7,6%. Huy động vốn dự kiến tăng 12,3% lên 420.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế tăng khoảng 20% lên 313.750 tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thách thức, bất ổn, ông Đỗ Minh Phú thừa nhận, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên là tham vọng, thách thức, song cũng là trách nhiệm và quyết tâm của HĐQT, Ban điều hành.
"Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao, nếu nền kinh tế có biến động lớn thì sẽ xem xét điều chỉnh song mục tiêu đặt ra là sẽ cố gắng đạt được mức tăng trưởng này", ông Phú cho biết.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20% năm nay, TPBank thuộc nhóm ngân hàng thương mại được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hệ thống ngân hàng (ngoại trừ nhóm ngân hàng tham gia nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém).
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết thêm, trong bối cảnh thu nhập từ lãi ngày càng khó khăn, TPBank đang gia tăng tỷ trọng thu ngoài lãi. Năm 2024, lần đầu tiên thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập ngân hàng đạt tới 30%. Trong bối cảnh đa phần các ngân hàng đều phụ thuộc vào thu nhập từ tín dụng (nhiều ngân hàng có tỷ lệ thu nhập từ tín dụng 85-90%) thì con số 70% của TPBank là rất đáng khích lệ.
Kết thúc quý I/2025, TPBank đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập thuần từ dịch vụ trở thành điểm sáng khi tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Đây là minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả, nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh.
Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường 1 đạt hơn 271.500 tỷ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỷ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng.
Liên quan đến việc tham gia tái cơ cấu Công ty tài chính cổ phần Handico (HAFIC), lãnh đạo TPBank cho biết, đây là nhiệm vụ kéo dài nhiều năm nay của TPBank và đang chờ phương án của NHNN để tham gia hỗ trợ. Trong quý I/2024, TPBank cũng hoàn thành mua lại Công ty cổ phần quản lý quỹ Việt Cát (VFC) với tỷ lệ nắm giữ cổ phần hiện là 99,9%. Tính đến hết năm 2024, TPBank sở hữu 9,01% vốn tại Công ty cổ phần chứng khoán Tiên Phong (TPS), giá trị góp vốn thực là 270,3 tỷ đồng. Hiện Việt Cát là công ty con nằm trong hệ sinh thái của TPBank.
Mạnh tay đổi mới công nghệ, có thể giảm thêm 300-500 nhân viên
Để đạt mục tiêu tăng trưởng tham vọng, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, ngay từ đầu năm 2025, ngân hàng đã đặt mục tiêu đổi mới toàn diện, bao gồm: Đổi mới về cơ cấu tổ chức, quy trình quy định, đổi mới cả lĩnh vực nền tảng là các hoạt động về ngân hàng số; đổi mới phương thức kinh doanh. Việc đổi mới nhằm tối ưu hóa, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết thêm, TPBank là ngân hàng đi đầu trong chuyển hướng thành ngân hàng số và đang tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về ngân hàng số. Việc tiếp tục số hóa, áp dụng công nghệ đã giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí, nhờ đó CIR của ngân hàng năm 2024 giảm còn gần 35% (từ mức hơn 41% năm 2023).
Trong năm 2024, TPBank đã bổ sung 500 robot để tự động hóa quy trình nhờ vậy tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực. Theo đó, năm 2024, kế hoạch của ngân hàng là quy mô nhân sự có thể đạt 8.200 người song thực tế, đến cuối năm 2024, nhân sự của ngân hàng chỉ 7.700 người mà vẫn hoàn thành mọi mục tiêu tăng trưởng.
Năm 2025, ngân hàng tiếp tục đổi mới công nghệ, ứng dụng AI trong hoạt động để đổi mới quy trình, tinh gọn bộ máy. Dự kiến, việc đổi mới quy trình, tinh gọn bộ máy sẽ giúp TPBank tiết giảm thêm 300-500 nhân sự, nhờ vậy sẽ tiếp tục tiết giảm thêm chi phí vận hành, tối ưu hóa hoạt động.
Không chỉ giảm chi phí, việc áp dụng công nghệ mới cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng. Năm 2024, TPBank có khoảng 1,3 tỷ giao dịch trên kênh số (hơn 100 triệu giao dịch mỗi tháng), trên 98% lượng giao dịch tại TPBank diễn ra trên kênh số.
"Kênh số trước đây không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng mà chủ yếu để gia tăng tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, kết hợp với thương mại điện tử, chuyển đổi số, kênh số đang mở ra cơ hội và tiềm năng to lớn cho các ngân hàng, ngân hàng nào đi trước sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn", Tổng giám đốc Nguyễn Hưng nhận định.
Đến cuối năm 2024, TPBank đã sở hữu tới 14,1 triệu khách hàng. Cách đây 2 năm, TPBank đã đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và triển khai cho vay trên kênh số. Đến nay, ngân hàng đã có 4,5 triệu khách hàng vay vốn trên kênh số. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trên kênh số đã đủ bù đắp chi phí đầu tư công nghệ và bắt đầu đóng góp tốt cả về phí và lãi cho ngân hàng.
Theo Tổng giám đốc TPBank, nếu với mô hình kinh doanh truyền thống, nợ xấu cho vay tiêu dùng ở mức 10% là con số có thể chấp nhận được thì khi cho vay trên kênh số, nợ xấu cho vay tiêu dùng của TPBank chỉ ở trên dưới 2%. Không chỉ kiểm soát chất lượng tín dụng tốt hơn mà việc sử dụng AI để chấm điểm giúp ngân hàng xử lý được lượng lớn khoản vay cùng lúc, giải ngân khoản vay trong vòng vài tiếng. Theo đánh giá của lãnh đạo TPBank, cho vay trên kênh số vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển bởi nhu cầu của thị trường rất lớn.
Chuyển đổi số mạnh mẽ cũng giúp TPBank trở thành ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao nhất hệ thống. Năm 2024, CASA của TPBank tăng 14,4%. Hiện CASA chiếm 22% tổng vốn huy động của TPBank. Trong bối cảnh nguồn vốn của các ngân hàng đều phụ thuộc vào tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế - đa phần là tiền gửi có kỳ hạn - những ngân hàng có tỷ lệ CASA cao như TPBank sẽ giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí vốn, từ đó giảm lãi vay theo chủ trương của Chính phủ mà vẫn giữ được biên lợi nhuận.
Ba năm liên tiếp chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông, tăng thêm vốn điều lệ
Một trong những tờ trình được cổ đông quan tâm nhất tại ĐHĐCĐ TPBank năm nay là Tờ trình về phương án chi trả cổ tức tiền mặt và phương án tăng vốn điều lệ năm 2025.
Theo đó, TPBank đề xuất chia cổ tức 10% bằng tiền mặt (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng) từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm 31/12/2024, theo BCTC hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán của Ngân hàng. Sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt, HĐQT sẽ quyết định thời gian thực hiện cụ thể, đảm bảo phù hợp với quy định.
HDDQT cũng đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, thông qua phát hành hơn 132 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cổ phiếu phát hành để trả cổ tức không bị hạn chế chuyển nhượng. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm 31/12/2024, theo BCTC hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán của Ngân hàng.
Sau phát hành, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng tối đa 1.320,9 tỷ đồng, từ 26.420 tỷ đồng lên hơn 27.740 tỷ đồng.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, TPBank thực hiện chia cổ tức bằng cả tiền mặt và cổ phiếu.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, HĐQT cũng làm cổ đông tham dự hết sức phấn khởi khi bất ngờ công bố phương án chi cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu ngay tại Đại hội.
Trước đó, năm 2023, nhà băng này cũng đã dành 4.000 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng) và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 39,19% cho cổ đông.
Tại phần thảo luận, cổ đông đặt câu hỏi về ảnh hưởng của thương chiến tới tăng trưởng của TPBank cũng như động lực tăng trưởng tín dụng.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho hay, thị trường xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ, đang gặp nhiều khó khăn do những yếu tố từ chiến tranh thương mại và thuế quan. Tổng dư nợ tín dụng của TPBank đối với các khách hàng XNK có liên quan đến thị trường xuất khẩu sang Mỹ khoảng 10.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh số từ thị trường Mỹ cũng chỉ chiếm dưới 20% của các doanh nghiệp này, vì vậy mức độ ảnh hưởng không quá lớn. Tuy vậy, ngân hàng cũng đã lên các kịch bản ứng phó trong trường hợp thị trường xảy ra các phản ứng dây chuyền bởi chính sách thuế.
Về tăng trưởng tín dụng, năm nay, TPBank được Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức 15,85%, cao hơn mức định hướng toàn ngành. Chưa kể còn có thể có điều chỉnh, vì vậy, ngân hàng không lo lắng về việc thiếu room tín dụng trong thời gian tới.
"Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong quý 1 đạt 3,6%, so với mức trung bình toàn ngành chỉ đạt 2,5%, cho thấy mức tăng trưởng của chúng tôi cao hơn khá nhiều. Đến gần đây, tín dụng đã tăng 4,5%. Phần lớn tín dụng được giải ngân vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng như mua nhà, mua xe,… Các Dự án lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, hiện vẫn chưa có sự rõ ràng về triển khai phát triển, vì vậy ngân hàng vẫn duy trì sự thận trọng trong việc cho vay. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi đúng định hướng, đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện một cách an toàn và bền vững", ông Nguyễn Hưng cho biết.
Liên quan tới câu hỏi của cổ đông về “lô trái phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn (mã HQNCH2124005), Tổng Giám đốc TPBank khẳng định CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CASC) là đại lý phát hành, đại lý đăng ký lưu ký, đại diện người sở hữu trái phiếu. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Tân Định là đại lý quản lý tài sản bảo đảm. TPBank không liên quan đến lô trái phiếu này.Cổ đông cho rằng, vào tháng 5/2021, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đảm nhận tư cách đơn vị tư vấn phát hành đối với lô trái phiếu có mã HQNCH2124005. Cổ đông cho rằng TPBank có góp vốn vào TPS nên phải có trách nhiệm.Tuy vậy, Tổng Giám đốc TPBank cho rằng, cổ đông mua lô trái phiếu từ nguồn nào thì cần làm việc với đơn vị đó để tìm cách giải quyết. TPBank chỉ là người góp vốn vào TPS và chỉ chiếm 9,01% vốn của công ty nên TPS không phải là công ty con hay công ty liên kết của TPBank.
"Ngân hàng không liên quan nên dù muốn cũng không giải quyết được", ông Nguyễn Hưng khẳng định.
Tại Đại hội, có cổ đông đặt câu hỏi về kế hoạch mời cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông Đỗ Minh Phú cho biết, hiện TPBank đã kín room ngoại. Tuy nhiên, nếu TPBank được tăng tỷ lệ sở hữu tối đa của nước ngoài, ông Phú tin tưởng TPBank là ngân hàng có sức hấp dẫn với NĐT nước ngoài.
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD
Ngày 24/4, ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank – mã chứng khoán: HDB) đã tổ ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. HDBank đang chuyển mình mạnh mẽ để kiến tạo HD Financial Group – một Tập đoàn tài chính Ngân hàng hiện đại, đa năng, tích hợp công nghệ và dịch vụ toàn diện.
Phát biểu tại đại hội ông Kim Byoungho - Chủ tịch HĐQT HDBank cho biết, 2024 là năm của bản lĩnh, hiệu quả và niềm tin. Vượt qua nhiều biến động kinh tế – tài chính, HDBank tiếp tục định hướng phát triển vững chắc, quản trị rủi ro hiệu quả và tăng trưởng toàn diện.
Lợi nhuận trước thuế đạt 16.730 tỷ đồng, tăng 28,5% so với 2023, vượt kế hoạch đề ra. Tổng tài sản đạt 697.366 tỷ đồng, tăng 15,8%; dư nợ tín dụng đạt 437.731 tỷ đồng (+23,9,%); huy động vốn đạt 621.119 tỷ đồng (+15,7%). ROE đạt 25,71%, ROA đạt 2,04%, duy trì trong nhóm ngân hàng có hiệu quả cao nhất. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (theo Thông tư 11) chỉ 1,48%, cùng các chỉ tiêu an toàn khác đều ở mức tích cực.
Đặc biệt, Moody’s đã nâng hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) của HDBank lên mức Ba3 – một trong những mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ghi nhận nỗ lực quản trị, hiệu quả vận hành và tiềm năng tăng trưởng bền vững của ngân hàng. Cuối năm 2024, HDBank tiếp nhận Ngân hàng TMCP Đông Á theo phương án chuyển giao của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước – một dấu mốc cho thấy năng lực tài chính, uy tín và tinh thần tiên phong của HDBank.
Đồng thời, ngân hàng số Vikki chính thức ra đời, hoạt động độc lập, về tài chính và nhanh chóng tăng trưởng, góp phần mở rộng hệ sinh thái số hóa toàn diện của HDBank.
Năm 2025, HDBank đặt ra các mục tiêu kinh doanh đầy khát vọng cho năm 2025. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 21.179 tỷ đồng, tăng 27% – một trong những mức tăng cao nhất ngành. ROE kỳ vọng đạt 26,2%, ROA đạt 2,15% – tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng hiệu quả hàng đầu.
Tổng tài sản hướng tới 890.442 tỷ đồng (+28%), dư nợ tín dụng đạt 579.851 tỷ đồng (+32%), huy động vốn 792.812 tỷ đồng (+28%). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống.
Về cổ tức, HDBank báo cáo nguồn lợi nhuận có thể phân phối năm 2024 là 10.396 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 28%. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, ngân hàng sẽ linh hoạt, thận trọng và xin ý kiến cổ đông tại thời điểm phù hợp để đảm bảo năng lực tài chính cho phát triển bền vững lâu dài.
Đại hội cũng chính thức công bố chiến lược phát triển HD Financial Group, gồm các đơn vị thành viên: HDBank – Ngân hàng thương mại chủ lực, Vikki Digital Bank – Ngân hàng số thế hệ mới, HD SAISON – Tài chính tiêu dùng, HD Securities – chứng khoán, HD Insurance - Bảo hiểm, HD Capital - Quản lý quỹ, Đông Á Money Transfer – Dịch vụ kiều hối.
Với hơn 30 triệu khách hàng, mạng lưới hơn 600 điểm giao dịch ngân hàng và 26.500 điểm tài chính, cùng năng lực công nghệ tiên phong, HD Financial Group hướng tới mục tiêu mang đến trải nghiệm tài chính liền mạch, đa dạng, nhanh chóng và hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp trên khắp cả nước và quốc tế.
Phát biểu tại ĐHĐCĐ HDBank sáng ngày 24/4, TS. Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ: "Chúng ta không chỉ tự hào về những con số, như mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, tổng tài sản đang hướng tới 1 triệu tỷ đồng, mà quan trọng hơn, là niềm tin vào tương lai của một HDBank phát triển vững chắc, minh bạch và hướng đến chuẩn mực quốc tế".
Theo bà Thảo, HDBank luôn đồng hành động cho sự minh bạch, cho nền tảng của niềm tin. Và chính niềm tin ấy là tài sản vô giá để HDBank không ngừng thu hút nhà đầu tư, nâng cao vị thế trên thị trường và tạo ra giá trị bền vững cho tất cả cổ đông.
"Nếu cổ đông bỏ 1 đồng vốn vào HDBank lúc IPO, thì cuối năm 2024, số tiền này tăng tới 4,4 lần. Đó cũng chính là phần thưởng, niềm hạnh phúc cho HĐQT khi mà chúng ta có thể mang đến những giá trị tốt nhất bền vững nhất cho cổ đông của mình, bên cạnh tăng trưởng lợi nhuận. Bên cạnh tăng trưởng lợi nhuận, HDBank cam kết tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, duy trì chính sách cổ tức cao và ổn định, đồng thời đầu tư cho tương lai bằng các nền tảng số hóa, tài chính xanh và chiến lược hội nhập sâu vào chuỗi giá trị kinh tế quốc gia", bà Thảo nói.
![]() |
Theo bà Thảo, trong nhiều năm qua, HDBank kiên định xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, mang lại giá trị tăng trưởng cao cho nhà đầu tư: tăng cường vai trò độc lập của HĐQT; Minh bạch trong công bố thông tin và quản trị rủi ro; Tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý, chuẩn mực đạo đức và lợi ích hài hòa giữa cổ đông, khách hàng và cộng đồng.
Cũng theo bà Thảo, HDBank không chỉ muốn trở thành ngân hàng hàng đầu về quy mô, mà còn là ngân hàng được lựa chọn hàng đầu vì chất lượng, vì tính nhân văn, và vì sự tử tế trong từng quyết định chiến lược. HDBank không dừng lại ở thị phần hay lợi nhuận, mà là trở thành một biểu tượng niềm tin của nền kinh tế Việt Nam hiện đại - minh bạch - bền vững.
"Nghị quyết ngày hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ triển khai đạt và vượt vượt hơn những mong đợi những chỉ số mà chúng ta đã thông qua tại đại hội. Đó cũng là lời cam kết cũng như là sự khởi đầu của nhiệm kỳ hội đồng quản trị của chúng tôi", bà Thảo cho biết thêm.
Năm 2025, HDBank đặt ra các mục tiêu kinh doanh đầy khát vọng cho năm 2025. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 21.179 tỷ đồng, tăng 27% - một trong những mức tăng cao nhất ngành. ROE kỳ vọng đạt 26,2%, ROA đạt 2,15% - tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng hiệu quả hàng đầu. Tổng tài sản hướng tới 890.442 tỷ đồng (+28%), dư nợ tín dụng đạt 579.851 tỷ đồng (+32%), huy động vốn 792.812 tỷ đồng (+28%). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống.
-
Ngân hàng rầm rộ đại hội cổ đông; lo tiền gửi chảy sang kênh đầu tư khác -
Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng cảnh giác phân luồng -
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu -
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu -
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds -
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài