Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Ngân hàng số: Cuộc chiến mới của các nhà băng
Hà Tâm - 26/10/2015 14:08
 
Khảo sát của Công ty EY cho thấy, ngân hàng điện tử đang là xu hướng của toàn khu vực. Ở Việt Nam, các ngân hàng cũng rầm rộ triển khai Internet Banking, mobile Banking những năm gần đây, song đây cũng chỉ là những bước sơ khai.
Ông Liew Nam Soon, Phó Tổng Giám đốc,Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính khu vực ASEAN của EY
Ông Liew Nam Soon, Phó Tổng Giám đốc,Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính khu vực ASEAN của EY

Ông Liew Nam Soon, Phó Tổng Giám đốc,Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính khu vực ASEAN của EY cho hay, kết quả khảo sát của EY ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cho thấy, 50-75% số khách hàng trên thị trường sử dụng các kênh trực tuyến/internet ít nhất một lần/tuần và 1/3 trong số đó sử dụng các ứng dụng trên điện thoại.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngân hàng điện tử các nhân là một hướng đi mới cho các ngân hàng. Các ngân hàng nhỏ đối mặt với giải pháp tăng vốn và để có thể tồn tại trên thị trường, các ngân hàng này cần phải chuyển đổi thành ngân hàng điện tử thay vì giữ nguyên mô hình quan hệ khách hàng truyền thống. Việc tự động hóa giúp giảm thiểu chi phí nhân lực, tiết kiệm thời gian nên tăng trưởng của ngân hàng cũng tốt hơn.

Tại Việt Nam, dịch vụ Internet banking đã được các ngân hàng lớn phát triển từ 5 năm trước đây và hiện ngân hàng điện tử đang trở thành tâm điểm phát triển của các ngân hàng. Xu hướng này được dự báo sẽ ngày càng mạnh mẽ trong tương lai do chủ trương khuyến khích không thanh toán bằng tiền mặt, số người sử dụng internet và điện thoại di động tăng nhanh, áp lực cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng.

“Các ngân hàng Viêt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng. Và để tồn tại giữa cuộc chiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng. Việc áp dụng ngân hàng điện tử vào trong hoạt động của ngân hàng là một trong những chìa khóa giúp các ngân hàng giải quyết các thách thức này”, ông Liew Nam Soon nhấn mạnh.

Có thể thấy, hiện nay, cuộc đua trở thành ngân hàng số đang được diễn ra mạnh mẽ. Đơn cử, TPBank đã ra mắt tài khoản Easy Link và eBank phiên bản 6.0. Theo đó, Easy Link cho phép kết nối tất cả các tài khoản thanh toán, tiết kiệm và tín dụng mà khách hàng có thể điều chuyển linh hoạt các hạn mức ứng, vay trả mộ cách tiện lợi và thông minh, thay vì quản lý nhiều tài khoản với những số dư khác nhau. Một ví dụ khác là BIDV phát triển dịch vụ Business online hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp quản lý tài khoản trực tuyến mà không cần đến quầy giao dịch, VietinBank phát triển hai dịch vụ ebanking rất thành công của mình là VietinBank iPay và VietinBank iPay Mobile App.

Mặc dù xu hướng ngân hàng công nghệ đã lan đến Việt Nam, song đại diện EY cho rằng, mức độ “số hóa” ngân hàng ở Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức độ sơ khai. Và để bước tiếp, không còn cách nào khác là các ngân hàng phải mạnh tay chi cho đổi mới công nghệ.  Và để thực hiện mục tiêu này, yếu tố quan trọng nhất là dữ liệu, nếu chỉ có công nghệ mà không có dữ liệu, ngân hàng cũng không thể thực hiện được số hóa. 

Liên quan đến chi phí đầu tư để trở thành một ngân hàng số, ông Keith Pogson, lãnh đạo cấp cao của EY khu vực châu Á Thái Bình Dương cho rằng, chi phí để số hóa ngân hàng trở nên rẻ hơn từng tuần một, song thách thức lớn nhất là làm sao để tích hợp công nghệ vào hoạt động truyền thống của ngân hàng. Tuy nhiên, "ngân hàng không có lựa họn nào khác ngoài việc tiến tới số hóa, nếu không trong tương lai sẽ còn lại rất ít khách hàng", ông Keith Pogson khuyến cáo. 

Lấy vốn ngắn cho vay dài: Ngân hàng sống trên rủi ro
Một số ngân hàng đang “đánh tiếng” mong được nới tỷ lệ lấy vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn (30%). Tuy nhiên, việc nới tỷ lệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư