
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết
-
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng -
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
“Ngoài chi phí huy động, các ngân hàng thương mại còn phải trả lương cho người lao động, khấu hao, trích lập dự phòng rủi ro 1 - 1,5%, trả cổ tức cho cổ đông. Vì thế, nếu cho vay ở mức lãi suất phổ biến 8 - 9%/năm, thì ngân hàng chỉ hòa hoặc có mức chênh lệch 0,5 - 1%. Trong khi đó, theo các ngân hàng, chênh lệch lãi suất huy động - cho vay phải ở mức 1,5 - 2% mới phù hợp”, vị lãnh đạo ngân hàng này phân tích.
![]() | ||
Nếu tính cả việc trích dự phòng, ngân hàng VIB chỉ đạt lợi nhuận trước thuế 151 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay |
Lý thuyết là vậy, nhưng kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm nay, nhiều ngân hàng đã hoàn thành hơn 50% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm.
Theo báo cáo, Vietcombank đạt mức lãi trước thuế 2.778 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, nhờ tín dụng tăng trưởng gần gấp đôi so với mức trung bình của toàn ngành. Trong khi đó, với VietinBank, dù tín dụng chỉ tăng trưởng 2,8%, thấp hơn trung bình ngành, nhưng vẫn đạt xấp xỉ 50% kế hoạch lợi nhuận 4.000 tỷ đồng của cả năm 2014. Còn lợi nhuận trước thuế của Sacombank cũng đạt 1.531 tỷ đồng trong nửa đầu của năm.
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, ngân hàng có cơ sở để đạt được mục tiêu lợi nhuận 3.000 tỷ đồng trước thuế của năm nay, bởi tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan khi đẩy mạnh cho vay nhỏ, lẻ.
Các ngân hàng nhỏ hơn cũng đạt mức lợi nhuận hợp lý. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc ngân hàng OCB cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng đạt 128 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế dù thị trường gặp rất nhiều thách thức, cầu tiêu dùng yếu, số doanh nghiệp phá sản tăng, thị trường chưa phát triển tốt.
Kienlongbank cũng đạt 212 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành gần 51% chỉ tiêu cả năm. Tuy nhiên, lãnh đạo Kienlongbank cũng không chắc chắn cho kế hoạch cả năm khi tăng trưởng tín dụng vẫn là bài toán khó hiện nay.
Thực tế, nguồn thu chính đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, chiếm 80 - 90%. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh vàng và ngoại hối không còn mang lại nguồn thu tốt như trước, nên cả ngân hàng nhỏ lẫn những ngân hàng lớn như Eximbank, Sacombank, Techcombank… cũng chỉ kỳ vọng vào tăng trưởng tín dụng để đạt chỉ tiêu lợi nhuận.
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng nửa đầu năm 2014 mới bằng 1/3 so với mục tiêu đưa ra cho cả năm. Chưa kể, nhiều chuyên gia ngân hàng cho biết, vẫn còn vài ngân hàng chưa vội trích dự phòng, mà đợi tới cuối năm mới trích đủ.
Như vậy, nếu tính cả việc trích dự phòng, thì lợi nhuận còn lại của nhiều ngân hàng đã công bố cũng trở nên khiêm tốn. Đơn cử, Ngân hàng VIB đạt lợi nhuận trước thuế 151 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Nếu không phải trích lập dự phòng rủi ro, tổng lợi nhuận sẽ lên tới 598 tỷ đồng (tăng 26% so với năm 2013). Hai khoản chính đang đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của ngân hàng này là cho vay cá nhân (chiếm 46%) và cho vay mua nhà (tăng 38% so với cùng kỳ năm trước). Vì vậy, dự phòng được trích của VIB cũng tăng lên đáng kể, bởi rủi ro từ tín dụng ngày một tăng.
Tại Ngân hàng Navibank, trong 6 tháng mới đạt 3,76 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong khi huy động tăng 34,15% và dư nợ tăng hơn 32,56% so với cuối năm qua. Vì thế, theo bà Trần Hải Anh, Tổng giám đốc Navibank, 6 tháng cuối năm 2014, Navibank sẽ đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ, thắt chặt quản trị rủi ro, phấn đấu đạt chỉ tiêu dù ở mức khiếm tốn là 96,3 tỷ đồng trước thuế.
Trên thực tế, chênh lệch giữa lãi suất huy động, cho vay dần thu hẹp, hoạt động tín dụng không thuận lợi như trước, nên biên lợi nhuận trong cho vay còn rất ít, chỉ 1 - 2%/năm, thậm chí một số ngân hàng thương mại còn cho vay dưới giá vốn.
Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất hiện nay? Mặt bằng lãi suất đang có xu hướng hạ nhưng một số ngân hàng vẫn chiều khách bằng cách tạo mọi điều kiện gia tăng lợi ích lãi suất mà khách được hưởng. |
Vân Linh
-
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết -
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng -
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí -
Đối diện “cơn bão kép”, PNJ đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng -
Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng -
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế -
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô