
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
BIDV và TTC AgriS hợp tác toàn diện, đẩy mạnh triển khai các dự án xanh
-
Giá vàng miếng SJC vượt 92 triệu đồng/lượng, USD tăng trở lại
-
Bơm vốn cho loạt đại dự án, ngân hàng lo vướng room
-
Áp lực lãi vay trước xu hướng lãi suất tiết kiệm đi lên -
Sức hút tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB - Hàng vạn khách hàng đã kích hoạt trong 48h ra mắt
![]() |
Sau khi đổi tên, MBV hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại, an toàn. Ảnh: MBV |
Rầm rộ đổi tên, thay áo hậu chuyển giao bắt buộc
Ngân hàng Đông Á (DongABank) vừa đổi tên thành Vikki Digital Bank - thương hiệu ngân hàng số mới do HDBank ra mắt từ tháng 9/2024.
Trước đó, phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ gần đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank cho biết, Ngân hàng sẽ tái cấu trúc DongABank thành ngân hàng số thế hệ mới, qua đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trên khắp cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp nhất, thủ tục đơn giản nhất thông qua kênh số.
Theo chuyên gia phân tích, trong bối cảnh số hóa ngân hàng diễn ra mạnh mẽ cùng tác động của trí tuệ nhân tạo (AI), việc chuyển hướng các ngân hàng yếu kém hoạt động theo mô hình ngân hàng số, thay vì mô hình truyền thống, sẽ giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực từ thương hiệu cũ.
Trước DongABank, Ngân hàng TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam (CBBank) đổi tên là Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) từ ngày 17/1/2025. Cuối năm 2024, Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (Ocean Bank) đổi tên thành Ngân hàng TNHH một thành viên Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV).
Dễ thấy, tên mới của DongABank lẫn OCeanBank (VCBNeo và MBV) đều liên quan chặt chẽ tới thương hiệu của ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc (VCB và MB). Điều này sẽ giúp quá trình tái cơ cấu, mở rộng khách hàng của các ngân hàng chuyển giao bắt buộc thuận lợi hơn.
MB cho hay, sau khi đổi tên, MBV hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại, an toàn, củng cố vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tài chính toàn diện của MB Group.
Trao đổi với nhà đầu tư tại cuộc gặp gỡ đầu năm 2025, ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB cho hay: “Để giúp vực dậy MBV, MB đã đưa lực lượng tương đối tinh nhuệ sang MBV. Đồng thời, MB đã bán dư nợ sinh lời qua cho MBV và MBV được dùng dư nợ đó để vay Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước khoản tiền tương đối lớn với lãi suất bằng ‘0’, từ đó tạo ra cơ chế sinh lời cho MBV”.
Lãnh đạo MB tin tưởng, với việc thay đổi tên gọi, cùng sự hỗ trợ toàn diện từ MB, MBV sẽ nhanh chóng phục hồi và hoạt động hiệu quả.
Trong các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc, chỉ còn VPBank chưa công bố đổi tên cho ngân hàng vừa nhận về (GPBank). Không loại trừ kế hoạch thay tên, đổi họ và góp vốn vào GPBank sẽ được VPBank công bố tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
Trước đó, sau khi chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank, VPBank cho biết, sẽ duy trì GPBank hoạt động dưới hình thức ngân hàng TNHH một thành viên do VPBank sở hữu 100% vốn điều lệ. Để hỗ trợ GPBank, VPBank sẽ góp vốn vào GPBank trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc để GPBank có thêm nguồn lực tài chính, phát triển kinh doanh, cải thiện kết quả hoạt động, tổng mức vốn góp không vượt quá 20% vốn điều lệ của VPBank. Việc góp vốn sẽ được VPBank cân nhắc kỹ và xin ý kiến ĐHĐCĐ để vừa đảm bảo an toàn vốn hoạt động của Ngân hàng, vừa đảm bảo lợi ích của cổ đông.
“Ông lớn” đòi quyền lợi sau khi nhận ngân hàng yếu kém
Việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém sau khi nhận chuyển giao bắt buộc được các “ông lớn” tập trung ngay từ sau lễ chuyển giao. Tuy vậy, để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, lãnh đạo các ngân hàng này đang kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi theo luật.
- PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính


“Vietcombank mong muốn Chính phủ sớm trình Quốc hội phê duyệt áp dụng các biện pháp, giải pháp hỗ trợ theo tinh thần của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cho tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc và tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu, giúp lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng, tạo dư địa và nguồn lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank đề nghị.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương Thảo kiến nghị Chính phủ sớm có giải pháp hỗ trợ để ngân hàng thực hiện phương án chuyển giao quyền lợi, nhanh chóng khôi phục hoạt động của ngân hàng chuyển giao bắt buộc, tăng cường nguồn cung tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân.
Chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), bên nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ được vay tái cấp vốn với lãi suất bằng lãi suất cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; số tiền, thời hạn vay tái cấp vốn không được vượt quá số tiền, thời hạn bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc. Quy định này giúp ngân hàng thương mại nhận chuyển giao duy trì được thanh khoản, mà không phải chịu chi phí vốn cao hơn và đảm bảo tính cân đối về kỳ hạn.
Theo quy định của Luật, ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc cũng được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc. VDSC cho rằng, quy định này sẽ giúp ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tăng tính linh hoạt trong quản lý vốn khi tăng lượng vốn khả dụng để cho vay và đầu tư, qua đó tăng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, cải thiện khả năng sinh lời.
Quy định ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không bị hạn chế về tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh… cũng giúp ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tăng khả năng tăng trưởng tổng tài sản hiệu quả.

-
Áp lực lãi vay trước xu hướng lãi suất tiết kiệm đi lên -
120.000 tỷ đồng sinh lời kém hiệu quả, Bảo hiểm tiền gửi thiếu năng lực tham gia tái cơ cấu hệ thống -
Sức hút tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB - Hàng vạn khách hàng đã kích hoạt trong 48h ra mắt -
Giá vàng tăng mạnh, kỳ vọng vượt 3.000 USD/ounce -
Chất lượng tài sản nhiều ngân hàng suy giảm, chủ yếu nợ xấu vay mua nhà -
Làn sóng cắt giảm nhân sự tại nhiều nhà băng -
Ngân hàng nắn dòng vốn chảy vào bất động sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang