
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
Chia sẻ với các ngân hàng thương mại tại Hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng chiều nay, ông Phạm Tiến Dũng thừa nhận eKYC là một trong những vướng mắc lớn nhất của các ngân hàng hiện nay trong tiến trình số hóa. Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN đã vừa xử lý vướng mắc này, và nếu được các cơ quan liên quan chấp nhận, quy định này sẽ sớm được áp dụng. Sauk hi gỡ vướng về eKYC, NHNN cũng sẽ “gỡ” một số vướng mắc khác về mở tài khoản thanh toán, chia sẻ dữ liệu…
Thông tin trên khiến lãnh đạo nhiều ngân hàng hết sức phấn khởi, kỳ vọng. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng thương mại đã liên tục đề xuất NHNN cho phép ứng dụng eKYC (xác thực điện tử), không yêu cầu khách hàng phải đến ngân hàng để xác thực danh tính lần đầu song chưa được chấp nhận.
Theo quy định hiện hành, để có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng cơ bản như gửi tiền, thanh toán, khách hàng trước tiên phải đến ngân hàng để xác thực, mở tài khoản, mở thẻ ATM. Theo đó, chưa kể quãng đường từ nhà đến ngân hàng (có thể hàng chục km nếu ở vùng sâu, vùng xa), khách hàng cần khoảng 1-2 tiếng để hoàn thiện các thủ tục để được cấp tài khoản, bao gồm ký các giấy tờ, trình các giấy tờ chứng thực, nhân viên ngân hàng hoàn thiện thủ tục. Thẻ ATM thì phải mất từ 3-4 ngày đến hơn một tuần mới đến được tay khách hàng.
Quy định trên được thực hiện theo Luật phòng, chống rửa tiền nhưng lại đang gây khó khăn cho các ngân hàng trong phát triển ngân hàng số.
Ông Đinh Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc TPBank – ngân hàng đầu tiên được NHNN cho phép thí điểm eKYC- khẳng định, eKYC chính là cánh cửa đầu tiên để ngân hàng thực hiện chuyển đổi số.
Theo chuyên gia tư vấn cấp cao đến từ , McKinsey & Company, kinh nghiệm áp dụng eKYC của một số nước cho thấy cần phải đánh giá kỹ tác động của công cụ này (khả năng gian lận, mạo danh), tiếp đó là cho phép thử ngheiẹm trước khi tiến hành chính thức. eKYC có rất nhiều lợi ích, nhưng cũng có nhiều rủi ro như gian lận. Việc nên áp dụng hay không tùy thuộc vào hạ tầng công nghệ của mỗi quốc gia có hỗ trợ cho áp dụng eKYC an toàn hay không.
Như vậy, lộ trình áp dụng eKYC của NHNN đang khá giống nhiều nước trên thế giới: nghiên cứu, áp dụng thí điểm trước khi áp dụng đại trà. Ông Dũng chia sẻ, tới đây, NHNN sẽ sửa đổi các nghị định, thông tư để có cơ sở vững chắc cho các ngân hàng áp dụng eKYC. Lãnh đạo NHNN cũng cam kết sẽ đồng hành với các ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số.

-
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới