-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
Mặc dù thu nội địa đạt khá so với dự toán và tăng thu so với cùng kỳ, nhưng lãnh đạo Tổng cục Thuế vẫn hết sức lo lắng. |
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thuế công bố thì thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động sản xuất, kinh doanh 7 tháng đầu năm nay vẫn tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2020.
Trừ các khoản thu đột biến, chỉ tăng 2,4%
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm số thu do ngành thuế quản lý đạt 763.805 tỷ đồng, bằng 68,4% dự toán và tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số thu từ dầu thô sắp cán đích khi 7 tháng đã hoàn thành 95% dự toán.
Ngay cả loại trừ số thu từ dầu thô (22.023 tỷ đồng) thì thu NSNN do ngành thuế quản lý 7 tháng đầu năm vẫn đạt khá so với cả dự toán lẫn cùng kỳ năm2020. Bởi thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cũng đã đạt 67,8% dự toán và tăng 13,7%. Trong đó, số thu từ thuế, phí tăng 18,6%, nếu loại trừ yếu tố gia hạn, miễn, giảm thuế thì tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế, nếu loại trừ các yếu tố tăng đột biến (ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô...) thì thu nội địa 7 tháng đầu năm chỉ tăng 2,4%.
Cụ thể, khối ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn năm 2020 đạt khá, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ở mức cao, đồng thời, các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro... đã góp phần tăng lợi nhuận của khối ngân hàng dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV năm 2020 (nộp vào quý I năm 2021) của các ngân hàng tăng cao, lũy kế 7 tháng đầu năm tăng gần 73% (6.000 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2020.
Thị trường bất động sản cuối năm 2020 và đầu năm 2021 tăng trưởng nóng, nhiều dự án bất động sản được chuyển nhượng làm tăng thu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản 61,7% so với cùng kỳ, tương đương khoảng 9.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2021, sau đợt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2020, hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn tăng cao, theo đó, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động này gấp 2,6 lần cùng kỳ tương đương với tăng khoảng 3.500 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán sôi động suốt 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh chứng khoán gấp 2,47 lần cùng kỳ năm 2020, đã đóng góp vào ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân thêm 3.000 tỷ đồng.
Kinh tế những tháng cuối năm 2020 hồi phục khá, cộng với việc thực hiện chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, dẫn đến lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 gấp 2 lần so với cùng kỳ, dẫn đến số thu ngân sách từ tiêu thụ xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng hơn 47%, đóng góp vào ngân sách 11.200 tỷ đồng.
NSNN vẫn tăng thu, nhưng nhờ một số nguồn thu tăng đột biến và không bền vững như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô... Và các nguồn thu này đã và đang cạn dần khiến chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực hết sức quan ngại đến cân đối NSNN năm nay.
Chuyên gia kinh tế trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), PGS.TS Phạm Thế Anh cũng cho rằng: “Nhìn vào kết quả thu NSNN từ đầu năm đến nay thấy khá sáng sủa, nhưng điều này không đồng nghĩa với hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt lên và cũng không đồng nghĩa với khó khăn của doanh nghiệp giảm bớt. Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa tốt lên, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn sẽ tác động ngay tới thu ngân sách trong những tháng còn lại của năm 2020”.
Số thu giảm mạnh qua từng tháng
Ngân sách 7 tháng tăng thu có phần đóng góp rất lớn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo ông Lực, dịch bệnh chắc chắn sẽ khiến nợ xấu gia tăng, buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro vào khoảng 40-44.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm sẽ khiến lợi nhuận giảm xuống làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ hệ thống ngân hàng.
“Ngoài ra, hệ thống ngân hàng còn phải thực hiện giảm lãi suất cho vay theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong khi lãi suất huy động khó có thể giảm được nữa. Nếu giảm 1% lãi suất thì lợi nhuận của toàn hệ thống năm nay sẽ giảm khoảng 90.000 tỷ đồng, theo đó, đóng góp của hệ thống ngân hàng vào ngân sách nhà nước sẽ giảm 18-20.000 tỷ đồng chưa kể giảm lợi nhuận do trích lập dự phòng rủi ro”, ông Lực phân tích.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Cao Anh Tuấn cũng thừa nhận, mặc dù số thu 7 tháng đạt khá cả về tiến độ và tốc độ, nhưng trên thực tế chủ yếu do thu ngân sách 4 tháng đầu năm (thời gian chưa diễn ra làn sóng Covid-19 lần thứ 4). Còn kể từ tháng 5 trở lại đây, số thu qua các tháng giảm dần. Nếu như trong 4 tháng đầu năm thu ngân sách từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước tăng gần 16% thì sang tháng 6 chỉ còn tăng 5,6%, tháng 7 ước giảm 10,4%.
Mặc dù số thu NSNN đang giảm dần qua từng tháng, nhưng Thứ trưởng Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai vẫn yêu cầu ngành thuế phải kiên định, đảm bảo mục tiêu thu ngân sách theo số dự toán đã được Quốc hội giao, thậm chí phấn đấu hoàn thành mục tiêu thu đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính giao (tăng thêm 5% so với dự toán)
Để thực hiện được nhiệm vụ này, theo bà Mai, cơ quan thuế các cấp phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu tại từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế. Qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, kịp thời có các giải pháp quản lý hiệu quả,
“Thu ngân sách trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nên từng cơ quan, đơn vị phải tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra đến từng ngành, lĩnh vực, từng người nộp thuế từ đó tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế, ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN”, bà Mai nhấn mạnh.
“Từng cơ quan thuế phải bám sát chỉ đạo của địa phương trong phòng chống dịch; đồng thời phải đảm bảo chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hài hòa hiệu quả giữa phòng chống dịch và thu ngân sách; không cứng nhắc, dập khuân, máy móc. Có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phòng chống dịch; có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, thu ngân sách; có nơi, có lúc phải đồng thời cân bằng, hài hòa cả hai mục tiêu, nhiệm vụ này”, bà Mai chỉ đạo ngành thuế.
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả