
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Nền điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc đã phát triển thành một trong những loại chương trình phổ được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Thành công của series Trò chơi con mực của Netflix Inc., nối gót bộ phim ăn khách Ký sinh trùng, đã đưa Seoul thành một trong những thủ đô giải trí hàng đầu thế giới.
Theo công ty nghiên cứu Media Partners Asia, Hàn Quốc là nhà sản xuất các chương trình thành công lớn nhất ở châu Á. Đây cũng là nhà sản xuất loạt phim ăn khách lớn nhất trên toàn cầu cho Netflix.
Trong thời gian gần đây, The Glory - Vinh quang trong thù hận, bộ phim dài 16 tập kể về một người phụ nữ tìm cách trả thù những kẻ hành hạ mình từ thời thơ ấu, trở thành bộ phim được xem nhiều nhất trên Netflix, với số lượt xem bằng hai loại phim tiếng Anh đình đám cộng lại. Đây cũng là một trong 10 loạt phim nổi tiếng nhất của Netflix tại hơn 90 quốc gia, bao gồm Argentina, Pháp, Ấn Độ và Nam Phi.
“Nội dung phim Hàn Quốc bán chạy ở khắp mọi nơi” là lời nhận xét của Hyun Park, nhà sản xuất và cố vấn của Studio Dragon, công ty Hàn Quốc sản xuất The Glory, khi nói về sức hút của các bộ phim Hàn Quốc.
Năm 2021, Netflix đã đầu tư ngân sách 500 triệu đô la vào thị trường phim Hàn Quốc. Và sau thành công vang dội của Trò chơi con mực và một số loạt phim đình đám khác, trong năm nay sẽ có ít nhất 34 loạt phim mới của xứ sở kim chi xuất hiện trên nền tảng xem phim trực tuyến này. Theo Media Partners Asia, ước tính Netflix đã chi gần 1 tỷ USD mỗi năm cho các chương trình Hàn Quốc.
Ngoài Netflix, một số công ty truyền thông lớn nhất thế giới cũng bắt đầu cạnh tranh “miếng bánh béo bở” từ quốc gia châu Á này. Disney+ và Apple TV+ nằm trong số các dịch vụ phát trực tuyến toàn cầu đang xúc tiến các thỏa thuận nhằm đẩy mạnh đầu tư vào các chương trình Hàn Quốc. Amazon.com Inc. - một đơn vị mặc dù không phát hành dịch vụ phát trực tuyến ở Hàn Quốc, cũng đang mua các chương trình Hàn Quốc vì sự ưa chuộng của chúng trên toàn cầu.
Netflix - Bệ phóng cho các bộ phim Hàn Quốc
Vài năm trước, khi Netflix lần đầu tiên mở rộng sang thị trường châu Á, Nhật Bản được xem là điểm đến hấp dẫn hơn cả vì sức hấp dẫn của anime đối với nền văn hóa toàn cầu.
Tuy nhiên sau quá trình nghiên cứu thị trường, Netflix mới bắt đầu nhận ra chính Hàn Quốc chứ không phải Nhật Bản mới là chìa khóa để thu hút lượng khán giả khổng lồ đến nền tảng của họ.
Năm 2019, Netflix đã ký một thỏa thuận để cấp phép quyền phát trực tuyến trên nền tảng này cho nhiều chương trình của Studio Dragon - một công ty sản xuất, phân phối phim truyền hình Hàn Quốc, và nắm giữ một số cổ phần nhỏ trong công ty này. Trong những năm sau đó, hàng triệu khách hàng ở Hàn Quốc đã đăng ký dịch vụ phát trực tuyến của Netflix, biến châu Á thành thị trường phát triển nhanh nhất của của công ty này.
Bằng cách thêm phụ đề và lồng tiếng cho loạt phim Hàn Quốc, Netflix đã sớm đưa nền điện ảnh Hàn Quốc tới vô số người xem mới ở khu vực Mỹ Latinh, châu Âu và Hoa Kỳ.
Đại dịch bùng phát cũng tạo ra một lượng lớn doanh thu cho Netflix khi hàng triệu người phải làm việc tại nhà và chỉ có thể dựa vào các các chương trình trực tuyến để giải trí. Vào mùa thu năm 2021, các loạt phim của Hàn Quốc, bao gồm “Squid Game” - Trò chơi con mực, “All of us are dead” - Tất cả chúng ta đều đã chết và Extraordinary Attorney Woo - Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo, thường xuyên xuất hiện trong danh sách được yêu thích nhất của Netflix.
Theo quan sát, người dùng Netflix toàn cầu bắt đầu dành nhiều thời gian để xem các chương trình từ Hàn Quốc hơn bất kỳ quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ, bao gồm cả Vương quốc Anh.
Theo Kim Jey-hyun, đồng giám đốc điều hành của Studio Dragon, các dịch vụ phát trực tuyến toàn cầu đã cho phép phim truyền hình Hàn Quốc phát triển đa dạng và độc đáo hơn so với trước đây. Các câu chuyện được phát triển qua nhiều tập phim, các nhân vật cũng ít một màu hơn trước. Ngoài ra, nhiều bộ phim Hàn Quốc đã đi sâu khai thác những chủ đề mới mẻ hơn như chủ đề về xác sống trong “Train to Busan” hay khai thác các vấn đề nhức nhối trong xã hội Hàn Quốc được phản ánh chân thực trong Ký sinh trùng và Trò chơi con mực.
Giờ đây, ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc đang hy vọng sẽ tiếp tục xu hướng này. Các hãng phim đã tăng sản lượng phim truyền hình dài tập lên hơn 50% trong ba năm qua, phát hành hơn 125 chương trình vào năm 2022.
Các nhà sản xuất lớn ở Seoul đang hy vọng rằng, truyền hình Hàn Quốc có thể tránh được số phận của điện ảnh Hồng Kông hay nhạc Pop Nhật Bản.
-
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort