Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Ngành dệt may được kỳ vọng sẽ phục hồi hoàn toàn trong quý IV năm nay
Thị Hồng - 03/03/2021 14:19
 
Đánh giá này dựa trên hai nguyên do gồm nhu cầu bị dồn nén mạnh ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam và nỗ lực tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại.

Sự phục hồi của ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Nhìn lại quá khứ, thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và phải mất khoảng 2 năm (từ 2008 đến 2010) để ngành dệt may có thể hồi phục hoàn toàn. 

Theo báo cáo thị trường dệt may toàn cầu (TGMR), tổng cầu dệt may thế giới dự kiến sẽ tăng từ 594 tỷ USD năm 2020 lên 654 tỷ USD vào năm 2021. 

Sự tăng trưởng này chủ yếu do các công ty đã sắp xếp lại hoạt động sản xuất và dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vốn dẫn đến các biện pháp hạn chế như giãn cách xã hội, làm việc từ xa và đóng cửa các hoạt động thương mại. 

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ, lên 115 tỷ USD, trong khi tổng nhu cầu dệt may đối với thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực vào năm 2021.

Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT kỳ vọng, ngành dệt may sẽ phục hồi hoàn toàn trong quý IV/2021 vì nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau đại dịch ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các Hiệp định thương mại tự do sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu của ngành.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành này trong năm nay vẫn đang trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Giá trị xuất khẩu ngành này trong cả năm ước đạt 38 tỷ USD (tăng 10,2% so với cùng kỳ) và sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022, đạt 42 tỷ USD. 

.
Xuất khẩu dệt may đến EU giai đoạn 2015-2020 (ảnh trái) và các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dệt may vào EU (triệu USD).

Công ty cổ phần may sông Hồng (mã: MSH) được đánh giá là một trong những doanh nghiệp phục hồi nhanh nhất vì 90% doanh thu của doanh nghiệp này đến từ các đơn đặt hàng xuất khẩu. 

Thêm vào đó, may sông Hồng là công ty có kinh nghiệm trong việc sản xuất thời trang cao cấp cùng với lực lượng lao động chất lượng cao và năng lực sản xuất tốt hơn các công ty cùng ngành, từ đó sẽ thúc đẩy sự phục hồi của công ty.

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã: TNG) và Công ty dệt may Thành Công (mã: TCM) được đánh giá là hai doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA và CPTPP. 

EU vốn là thị trường xuất khẩu chính của TNG (chiếm 53% doanh thu) và 40% nguyên liệu đầu vào của TNG đến từ thị trường nội địa.

Và là nhà sản xuất dệt may nội địa duy nhất sở hữu đầy đủ chuỗi cung ứng sợi, dệt, nhuộm, may và phân phối, dệt may Thành Công có đầy đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ của CPTPP và EVFTA. 

Trong tổng giá trị xuất khẩu của dệt may Thành Công, tỷ trọng cho thị trường EU được dự báo sẽ tăng lên 15% trong năm 2021 từ 5% trong năm 2020.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã: STK) cũng là doanh nghiệp được hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP vì họ nhà sản xuất sợi lớn thứ hai của Việt Nam về công suất với 63.000 tấn sợi mỗi năm.

Để được hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp dệt may sẽ ưu tiên cho sợi sản xuất trong nước vì Hiệp định yêu cầu các bước chuyển tiếp từ sợi được thực hiện tại các nước thành viên CPTPP. 

Đây cũng là lý do khiến doanh thu của Sợi Thế Kỷ từ xuất khẩu tại chỗ và thị trường nội địa được dự đoán chiếm 65% tổng doanh thu trong năm 2021 (năm 2020 là 59%). 

.
Công nhân làm việc trong nhà máy sợi Thế Kỷ tại Tây Ninh (Ảnh: T.Hồng).

Trong giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, đầu tư vào ngành dệt may duy trì xu hướng tăng từ 1.024 tỷ USD (2017) lên 1.353 tỷ USD (2018) và 1.309 tỷ USD (2019).  

Vốn FDI đầu tư vào dệt nhuộm chiếm khoảng 60% trong giai đoạn 2018-2019. Các dự án đầu tư trong giai đoạn này đã góp phần làm tăng sản lượng vải cho Việt Nam trong thời giai qua. 

Chia sẻ với baodautu.vn, ông Đặng Triệu Hòa, Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ đánh giá, do ảnh hưởng của đại dịch nên trong năm 2020 nhiều dự án đầu tư mới trong ngành dệt may bị đình lại. 

“Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, với sự phục hồi của các đơn hàng may mặc (từ quý IV/2020) và xu hướng đơn hàng may mặc sẽ đổ về Việt Nam để tận dụng các ưu đãi  thuế quan theo các Hiệp định thương mại thì sẽ có nhiều dự án vào lĩnh vực dệt nhuộm trong thời gian tới”, ông Đặng Triệu Hoà chia sẻ. 

Vị này cũng cho biết, trong giai đoạn 2019, nhiều khách hàng của Sợi Thế Kỷ đã tăng công suất và theo thông tin mà doanh nghiệp này có được, nhiều khách hàng có kế hoạch tiếp tục tăng công suất trong các năm tới. 

Đơn hàng dệt may về nhiều
Nhiều doanh nghiệp dệt may đón tin vui khi những mặt hàng như dệt kim, hàng phổ thông với sức tiêu thụ lớn đã có đơn hàng đến tháng 7 và tháng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư