-
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Nghị quyết 98 -
Bộ Nội vụ: Đề xuất sửa đổi 2 luật để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền -
Đã cấp 9,58 triệu thẻ căn cước sau hơn 3 tháng -
Thiếu vắc-xin kéo dài, lãnh đạo Bộ Y tế nói gì? -
Chậm sửa mức giảm trừ gia cảnh tác động không tích cực đến chính sách tiền lương mới -
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 trên 7%
Từ đầu tháng 5, khi Việt Nam cơ bản khống chế được dịch COVID-19, ngành Du lịch Hà Nội cũng như cả nước bắt đầu khởi động trở lại, thu hút du khách, dần khôi phục nhịp độ tăng trưởng như trước.
Qua kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 và ghi nhận tại thời điểm này cho thấy, đã có những tín hiệu ban đầu trong việc phục hồi số lượng du khách.
Dù số lượng còn khiêm tốn, song có thể kỳ vọng số lượng du khách sẽ tạo đà tăng trưởng trong thời gian tới, nhất là khi mùa hè đang đến.
Các điểm du lịch đã mở cửa trở lại
Đến thời điểm này, nhiều điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội đã mở cửa đón khách trở lại. Chỉ trong mấy ngày đầu mở cửa, lượng khách tham quan cũng đạt con số đáng mừng, cụ thể: Làng cổ Đường Lâm đón 624 lượt khách, Công viên Thiên Đường Bảo Sơn đón 4.762 lượt khách, Khu du lịch Thiên Sơn-Suối Ngà đón 2.085 lượt khách, Khu du lịch Tản Đà đón 1.200 lượt khách, Vườn quốc gia Ba Vì đón 8.480 lượt khách...
Bên cạnh đó, một số điểm di sản tại Phố cổ Hà Nội, Phố sách Hà Nội, Khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên, Khu du lịch Ao Vua, Thành cổ Sơn Tây, Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn... cũng đón số lượng khách tham quan nhất định khi mở cửa trở lại.
Tuy nhiên khi mở cửa, các khu, điểm du lịch này chỉ phục vụ nhu cầu tham quan, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.
Ông Nguyễn Trọng An, Phó Trưởng ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm cho biết, từ khi thực hiện yêu cầu đóng cửa di tích đến khi mở cửa trở lại cũng mất 1,5 tháng. Vì vậy, khi biết di tích mở cửa đón khách, nhiều người đến tham quan với sự hồ hởi, phấn khởi. Thời điểm này là giai đoạn đầu phục hồi du lịch nên lượng khách chưa nhiều, nhưng con số sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Trọng An cũng cho hay, tất cả nhân lực của Ban Quản lý đều chuẩn bị tâm thế phục vụ khách tham quan một cách tốt nhất. Cùng với đó, Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm cũng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền để thu hút nhiều hơn khách đến tham quan làng cổ.
Các điểm di tích tại trung tâm Hà Nội thường thu hút đông du khách như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn... vẫn chưa mở cửa. Trong thời gian này, các đơn vị quản lý di tích trên đang tích cực chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng cho ngày đón khách trở lại.
Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong thời điểm này, Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các khu, điểm du lịch thường xuyên vệ sinh, khử trùng tại các khu vực; bố trí chỗ rửa tay bằng nước sạch với xà phòng hoặc cung cấp các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn tại các điểm cung cấp dịch vụ.
Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Sở yêu cầu các khu, điểm du lịch đo thân nhiệt khách đến tham quan; trang bị phòng hộ cho nhân viên, nhắc nhở du khách và nhân viên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay; đảm bảo giãn cách đối với du khách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc…
Các dịch vụ tại cơ sở như vui chơi, giải trí, karaoke, massage, quán bar, vũ trường, nhà hát, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử… tiếp tục dừng hoạt động.
Khởi động các tour du lịch nội địa
Sau thời gian tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời điểm này, nhu cầu du lịch của người dân đã quay trở lại, nhất là người dân các thành phố lớn. Tuy nhiên, khi các hãng hàng không chưa khôi phục đường bay như trước và tình hình dịch bệnh ở nước ngoài vẫn đang diễn biến phức tạp thì lựa chọn tối ưu vẫn là du lịch nội địa; trong đó du lịch đường bộ được lựa chọn nhiều hơn cả.
Với khoảng cách không quá xa, nhiều gia đình có ôtô riêng và giá nhiên liệu thời điểm này tương đối rẻ nên không ít gia đình, nhóm bạn bè thường tự tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng tại những điểm gần Hà Nội.
Hiện tại, một số điểm như Sầm Sơn, Tràng An-Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh đang được nhiều người lựa chọn. Đợt nghỉ lễ vừa qua cho thấy, rất nhiều điểm du lịch, nhất là khu du lịch biển thu hút đông du khách.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lữ hành Hà Nội cũng xây dựng sản phẩm du lịch nội địa với điểm đến gần phục vụ du khách. Công ty Cổ phần Du lịch HanoiRedtours vừa cho ra mắt chùm sản phẩm có lịch trình 2-4 ngày, với mức chi trả phù hợp, tham quan các điểm ưa thích như Quan Lạn, Cô Tô, Cát Bà, Vân Đồn…
Hoặc không ít doanh nghiệp tổ chức cung cấp các dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu đa dạng cho du khách như Công ty Du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội giới thiệu các tour du lịch nội địa, cung cấp từ tour trọn gói cho tới các dịch vụ lẻ theo nhu cầu của khách: Vé máy bay, xe vận chuyển, phòng khách sạn, combo xe + khách sạn.
Công ty Cổ phần dịch vụ lữ hành Thuận An-Ascend Travel cung cấp vocher nghỉ dưỡng tại Hạ Long, vé máy bay…
Việc phát triển các tour du lịch trong nước của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội sử dụng vận chuyển đường hàng không hầu như chưa thực hiện được như trước. Ngay cả các hãng hàng không duy trì một số đường bay vào miền Trung và miền Nam, nhưng việc tổ chức tour cũng gặp khó do yếu tố về giá vé máy bay và nhu cầu mua tour của khách.
Thời điểm hiện nay, các đơn vị lữ hành đã xây dựng xong các tour nội địa vận chuyển bằng hàng không, chỉ chờ các hãng hàng không chính thức thông đường bay là tung ra thị trường.
Bà Dương Mai Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ lữ hành Thuận An – Ascend Travel cho biết, trên cơ sở đặt cọc vé máy bay với hãng hàng không từ cuối năm trước cho các tour du lịch đi vào tháng 5, 6 này, Công ty đã xây dựng 5 sản phẩm tour nội địa đến các điểm du lịch hấp dẫn như Huế-Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, miền Tây sông nước.
Việc đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn, ăn uống đã hoàn thành để đảm bảo mức giá tốt nhất, hiện chỉ chờ hãng hàng không chốt giá vé và lịch khởi hành. Riêng tuyến Cần Thơ, Công ty đang mở bán và đưa đón khách theo hình thức đi máy bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, đi ô tô xuống Cần Thơ.
Bà Dương Mai Lan cũng hy vọng, các hãng hàng không sớm đưa ra lịch trình khởi hành các đường bay và có mức giá tốt để ngành Du lịch thực hiện được kích cầu du lịch.
Cơ quan quản lý du lịch cũng như các hãng lữ hành dự báo, nhu cầu du lịch trong thời gian tới sẽ tăng cao hơn. Song để sớm lấy lại nhịp độ tăng trưởng, rất cần sự vào cuộc đồng bộ từ các cơ quan quản lý, các ngành liên quan và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch./.
-
Thiếu vắc-xin kéo dài, lãnh đạo Bộ Y tế nói gì? -
Chậm sửa mức giảm trừ gia cảnh tác động không tích cực đến chính sách tiền lương mới -
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 trên 7% -
Ba Sở của Hà Nội có trụ sở mới với tổng mức đầu tư 659 tỷ đồng -
Đề nghị xem xét trách nhiệm để thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng -
Kiến nghị điều chỉnh giá nhà ở xã hội -
GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/10 -
2 Bắt đầu thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
3 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
4 Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
5 Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt
- Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024