-
Gia Lai sau sáp nhập, nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức
-
HĐND tỉnh Quảng Trị kiện toàn bộ máy, thông qua các nghị quyết quan trọng
-
TP.HCM: Người dân ghi nhận chuyển biến tích cực trong ngày đầu tiên giải quyết thủ tục
-
Biên chế công chức của Đà Nẵng là bao nhiêu?
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng gắn biển Công trình Kỷ niệm 80 năm Truyền thống ngành Tài chính -
Quảng Ngãi: Tạo hành lang thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp có thể đạt 31,6 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2024. Lượng giá trị sụt giảm ước tính khoảng 1,6 tỷ USD trong trường hợp Hoa Kỳ duy trì mức thuế đối ứng như hiện nay.
Do vậy, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu, trong giai đoạn này toàn ngành cần có hành động quyết liệt để tiếp tục duy trì xuất khẩu tại thị trường truyền thống; bổ sung các dòng sản phẩm phù hợp để gia tăng giá trị xuất khẩu ở thị trường tiềm năng, như hàng thủy sản sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN; gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, EU; mặt hàng rau gia vị, trái cây tươi sang Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN; cà phê sang Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN.
Bộ cũng đã xác định kế hoạch cụ thể với từng nhóm ngành hàng. Trong đó, một số ngành hàng có khả năng duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vào nửa cuối 2025, gồm cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, cao su, sắn, sản phẩm chăn nuôi.
Trong nhóm này, cà phê là ngành hàng có kim ngạch cao nhất, đạt 5,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025. Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng cà phê có khả năng vượt mục tiêu kế hoạch là 7,5 tỷ USD trong năm 2025, tăng 36,9% so với cùng kỳ 2024. Để đạt được mục tiêu này, 6 tháng cuối năm Việt Nam cần xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD.
Ngoài cà phê, hạt điều cũng là ngành hàng dự kiến mang về kim ngạch tỷ USD cho Việt Nam, với mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2025 ước đạt 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Để hoàn thành mục tiêu, 6 tháng cuối năm, Việt Nam cần đạt 2,3 tỷ USD xuất khẩu hạt điều. Muốn vậy, Bộ xác định Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ giao hàng với những hợp đồng đã ký tại thị trường Mỹ, đồng thời xúc tiến sang các thị trường còn tiềm năng như EU, Trung Đông.
![]() |
Xuất khẩu cà phê có thể vượt mục tiêu 7,5 tỷ USD đặt ra trong 2025. |
Ngược lại, một số ngành hàng chủ lực có khả năng suy giảm kim ngạch xuất khẩu, như gỗ, thủy sản, gạo và rau củ. Trong đó, có 2 mặt hàng chủ lực chịu tác động mạnh từ biến động thuế quan, đó là gỗ và thủy sản.
Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng chịu áp lực lớn nhất từ thuế suất của thị trường Hoa Kỳ do thị phần lớn. Mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2025 ước đạt 18,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ 2024 (trong đó 6 tháng đầu năm cần đạt 8,4 tỷ USD, 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 10,1 tỷ USD).
Để đạt mục tiêu kế hoạch, Việt Nam cần tận dụng ưu thế đồ gỗ dựa trên sản phẩm đa dạng, chi phí cạnh tranh, năng lực sản xuất lớn, khả năng sản xuất theo hình thức OEM/ODM linh hoạt và tuân thủ tốt tiêu chuẩn gỗ hợp pháp. Đặc biệt, cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho các vấn đề điều tra phòng vệ thương mại.
Ngoài thị trường Hoa Kỳ, theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Việt Nam cũng cần tiếp tục thúc đẩy gia tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc (dăm gỗ, ván bóc, gỗ xẻ, ván dăm, ván ghép và đồ mộc xây dựng...); mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada, Trung Đông; xem xét chuyển hướng sản phẩm và tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Với thủy sản, mặt hàng thứ 2 chịu áp lực lớn từ thuế suất tại thị trường Hoa Kỳ, toàn ngành đặt mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2025 ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ 2024.
Để đạt mục tiêu, trong bản kế hoạch hành động, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định cần thúc đẩy gia tăng thị phần cá tra tại thị trường Hoa Kỳ; rà soát hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực giám sát và hỗ trợ ngư dân tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế để giải quyết vấn đề Hoa Kỳ áp dụng Đạo luật bảo vệ động vật có vú ở biển (MMPA).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần duy trì thị phần và thúc đẩy thủy sản tươi sống tại thị trường Trung Quốc (các nhóm sản phẩm như cá, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ và cua ghẹ, khơi thông thị trường tôm hùng bông); tiếp tục duy trì và tăng cường thúc đẩy giao thương, xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản (cá ngừ), Hàn Quốc; mở rộng thị trường và gia tăng xúc tiến thương mại, kết nối mở rộng đối tác, tìm kiếm bạn hàng tại khu vực Trung Đông (Dubai tiềm năng do thuế nhập khẩu thấp và nhu cầu đa dạng), ASEAN, Châu Đại Dương (Úc và các khu vực lân cận) và Châu Mỹ La tinh (cơ hội lớn vào Brazil khi mở cửa thị trường cho tôm và cá tra Việt Nam, là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 2 cho Hoa Kỳ).
Giá trị xuất khẩu của 9/11 nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ mặc dù có 2 mặt hàng đang có xu hướng suy giảm về giá trị xuất khẩu là gạo (2,6 tỷ USD, giảm 9,8%) và rau quả (2,7 tỷ USD, giảm 17,1%).

-
Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền -
Đà Nẵng tổ chức kỳ họp HĐND đầu tiên sau sáp nhập, công bố loạt quyết định nhân sự -
Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Thủ tục đất đai sẽ nhanh hơn, thuận lợi hơn -
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị quốc tế về tài chính cho phát triển -
Tất cả các địa phương sẽ có chung “thước đo phát triển” -
Ngành nông nghiệp quyết tâm cán đích xuất khẩu 65 tỷ USD trong năm 2025 -
Đà Nẵng tổ chức Chương trình nghệ thuật, trình diễn pháo hoa đặc sắc
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh