
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Việt Nam tiếp tục là nước thu hút mạnh FDI trong khu vực, chỉ trong 11 tháng năm 2017 vốn FDI đăng ký mới đã tăng hơn 50% so với đăng ký năm 2016, đạt 16.301 triệu đôla, theo báo cáo của ANZ. Lũy kế 15 năm trong giai đoạn 2010-2015, tổng số vốn FDI vào Việt Nam gấp 9 lần vốn đầu tư vào các nước láng giềng Myanmar, Lào và Campuchia. Bà Eugenia Victorino, Chuyên gia Kinh tế của ANZ, Khu vực Tiểu vùng sông Mekong và Đông Nam Á, thể hiện sự lạc quan về việc Việt Nam sẽ thu hút FDI tốt trong dài hạn, nhờ vào những ổn định vĩ mô như tỉ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng và lạm phát.
Điểm đáng chú ý trong cơ cấu FDI năm nay là sự nổi lên của việc đầu tư vào ngành Tiện ích (Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa) chiếm tỉ trọng lớn nhất 42%, so với tỉ lệ chỉ 1% trong năm 2016. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất (công nghiệp chế biến, chế tạo) giảm tỉ trọng xuống 32% từ tỉ trọng rất cao 68% năm ngoái.
Bà Eugenia cho rằng đây là xu hướng tích cực, bởi vì việc phát triển ngành tiện ích này sẽ giúp bắt kịp với sự phát triển của lĩnh vực sản xuất, giúp bù đắp cho nhu cầu điện nước gia tăng trong thời gian tới. Bổ sung cho nhận định này, ông Dennis Hussey, Tổng Giám đốc ANZ Việt Nam, Giám đốc Khu vực Tiểu vùng sông Mekong, cũng cho biết trong ngành này, các dự án điện được đăng ký nhiều, mà điển hình là một dự án xây dựng đường ống dẫn khí cho nhà máy nhiệt điện khí.
Theo thông tin từ Cục Đầu tư Nước ngoài, trong số những dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng năm 2017 có Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có công suất 1.200 MW, Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 có công suất 1.320 MW, Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 có công suất 1.109MW và Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn.
Các đối tác đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam đến từ các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, British Virgin Islands, Hồng Kông và Đài Loan.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới