
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
-
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng
![]() |
Phú Lê tại cơ quan điều tra. |
Sáng 1/12, Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) ra quyết định ngày 15/12 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Văn Phú (tức Phú "Lê," sinh năm 1980, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội; thường được gọi là "giang hồ mạng" Phú Lê) về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 134, khoản 1, điểm a, i - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cùng ra hầu Tòa về tội danh trên với Phú "Lê" trong vụ án này còn có 2 bị cáo là: Hoàng Văn Thụy (sinh năm 1995, trú tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), Trần Văn Tư (sinh năm 1988, trú tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).
Hội đồng xét xử gồm 3 người (1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân dân), do thẩm phán Trần Duy Hưng làm chủ tọa phiên tòa. Một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đan Phượng tham gia thực hành quyền công tố trước Tòa.
Có một luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho bị cáo Lê Văn Phú; 1 luật sư và 1 trợ giúp viên pháp lý đăng ký bào chữa cho bị cáo Hoàng Văn Thụy.
Ngoài ra, Tòa còn triệu tập 1 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 3 người làm chứng và người bị hại là bà Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1951, trú tại thôn xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đan Phượng, Lê Văn Phú chung sống như vợ chồng với Lã Thúy Kiều (sinh năm 1985, trú tại phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cả hai thường xuyên livestream lôi kéo các đối tượng tụ tập, ăn uống, khoe khoang hình ảnh trên mạng xã hội, dẫn đến việc mâu thuẫn, chửi bới với một số đối tượng khác.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2020, Lã Thúy Kiều và Trần Thị Đào (tên gọi khác là Đào "Chi Lê", sinh năm 1990, trú tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phát sinh mâu thuẫn trong việc bán hàng online. Kiều và Đào nhiều lần quay video, chửi bới, thách thức và hẹn nhau để giải quyết mâu thuẫn. Có lần Kiều đã tìm đến nơi ở của Đào, nhưng không gặp được Đào.
Khoảng 9 giờ ngày 2/8/2020, Lê Văn Phú và Lã Thúy Kiều gọi điện cho Trần Thị Đào hẹn gặp nhau tại Ủy ban Nhân dân xã Dục Tú (huyện Đông Anh, Hà Nội) để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn.
Tối 2/8/2020, Phú, Kiều bảo một số đối tượng là bạn quen biết ngoài xã hội đến khu vực Ủy ban Nhân dân xã Dục Tú (huyện Đông Anh, Hà Nội) để gặp Đào giải quyết mâu thuẫn, trong đó có Hoàng Văn Thụy và Trần Văn Tư. Khi đến gần khu vực trên, thấy có rất đông các đối tượng xăm trổ (là "đàn em" của Phú), lo sợ bị đánh nên Đào không ra mặt mà bỏ về.
Do không gặp được Đào nên tất cả về khu vực hồ Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) để ăn uống cùng Phú và Kiều. Trong lúc ngồi ăn, Thụy nói với Phú: "Mai em xuống nhà Đào ở Đan Phượng để tìm đánh nó, nếu không gặp được Đào thì em sẽ đánh mẹ và dì nó." Nghe xong, Phú đồng ý và bảo nếu đánh thì tránh phần đầu ra, chỉ đánh vào tay chân thôi, rồi bảo Thụy gọi điện rủ Tư đi cùng.
Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 3/8/2020, Tư điều khiển xe máy chở Thụy đến nhà Đào ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng), Thụy đã dùng tuýp sắt đánh vào chân bà Nguyễn Thị Bé (dì ruột của Đào) và Nguyễn Thị Nga (mẹ của Đào). Hậu quả làm bà Nga bị thương tích, tổn hại 1% sức khỏe./.

-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân -
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech -
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy -
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa -
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 1: “Tôi chỉ muốn tốt cho mẹ...”
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô