-
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh -
Du lịch Hà Nội thu 594 tỷ đồng trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 -
Đón chờ năm 2025 rực rỡ của du lịch Việt Nam -
“Thủ phủ” của những sự kiện toàn cầu gọi tên Phú Quốc -
Hơn 41.000 lượt khách quốc tế đến TP.HCM dịp Tết Dương lịch -
Bến Tre đón đoàn du khách quốc tế đầu năm mới 2025
Tham dự lễ hội chọi trâu năm nay, có 16 “ông trâu” đến từ 6 phường trên địa bàn quận Đồ Sơn. Trong đó, đông nhất là phường Bàng La (4 trâu); phường Vạn Hương và phường Hợp Đức (mỗi phường có 3 trâu); các phường còn lại gồm Hải Sơn, Ngọc Xuyên, Minh Đức (mỗi phường có 2 trâu).
Cơ cấu giải thưởng, giải Nhất 100 triệu đồng; giải Nhì 60 triệu đồng; đồng giải Ba, mỗi giải 30 triệu đồng và các giải phụ khác do các nhà tài trợ trao.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội sáng nay (31/8), ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu năm 2023 cho biết: “Ban tổ chức Lễ hội quận đã tổ chức 2 đợt kiểm tra trâu tham gia Lễ hội nhằm đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của trâu chọi theo tiêu chí của quy chế tổ chức Lễ hội (đợt 1 ngày 14/8; đợt 2 ngày 24/8). Qua kiểm tra, 16 trâu cơ bản đảm bảo các điều kiện tham gia Lễ hội.
Ban tổ chức Lễ hội quận yêu cầu Ban tổ chức Lễ hội các phường phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các trâu tham gia Lễ hội; khi phát hiện trâu có biểu hiện hung dữ, tấn công người phải kiên quyết loại khỏi danh sách trâu tham gia Lễ hội, chủ động có phương án thay thế số lượng, chất lượng. Chủ tịch UBND các phường chịu trách nhiệm nếu trâu của phường mình có biểu hiện gây mất an toàn nhưng vẫn đăng ký tham gia Lễ hội”.
Ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu năm 2023 thông tin về Lễ hội |
“Năm nay, Ban tổ chức tiến hành kiểm tra thêm 1 đợt vào ngày 17/9, tăng thêm 1 lần so với năm trước để đảm bảo chất lượng các ông trâu trước khi tham gia Lễ hội. Dự kiến tổ chức Hội nghị bốc thăm, ghép các cặp thi đấu, bốc thăm cửa Bắc - Nam cho các trận thi đấu, bốc thăm thứ tự các trận thi đấu (từ trận thứ 3 đến trận thứ 8) vào ngày 13/9/2023 (ngày 29/7 Âm lịch)”, ông Tuấn thông tin.
UBND quận Đồ Sơn yêu cầu Trung tâm Y tế quận tham mưu tổ chức xét nghiệm chất kích thích các trâu chọi tham gia lễ hội. Đồng thời, theo dõi và tiến hành xét nghiệm đột xuất đối với những trâu có biểu hiện khác thường. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong dịp diễn ra lễ hội, kiểm tra, giám sát chặt chẽ khu vực giết mổ trâu tập trung tránh tình trạng tuồn thịt trâu từ ngoài vào.
Ngoài phần hội, từ ngày 15/9 (01/8 Âm lịch) đến ngày 30/9 (16/8 Âm lịch), Ban Tổ chức Lễ hội của quận Đồ Sơn sẽ thực hiện các nghi lễ: Lễ Dâng hương, thượng cờ khai hội tại đền Nghè và đền Nam Hải Thần Vương (15/9); Lễ rước nước tại Đền Nghè (21/9); Lễ thần linh tại Đền Nghè và sân vận động Trung tâm quận (22/9); Lễ hiến sinh, tế Thần tại các đình phường có trâu đạt giải (24/9); Lễ tống thần tại Đền Nghè (30/9).
Chủ trâu chọi tham dự lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2023 đưa ông trâu tới trình thành hoàng làng. |
Đối với Ban Tổ chức Lễ hội các phường, sẽ tổ chức 8 nghi lễ theo truyền thống, gồm: Lễ thượng cờ khai hội; Lễ rước nước; Lễ các giáp trâu vào hội; Lễ thần linh; Lễ rước thành hoàng dự hội; Lễ hiến sinh trâu vô địch; Lễ tế thần; Lễ tống thần.
Quản trâu chọi chăm sóc trâu chờ ngày khai hội. |
Nét mới của Lễ hội chọi trâu năm nay là Tổ chức tour du lịch trải nghiệm và hoạt động ẩm thực dự kiến thu hút 10.000 khách tham gia. Các gian hàng ẩm thực với các đặc sản địa phương và các tỉnh thành bạn cũng được bố trí để phục vụ nhân dân, du khách trong dịp Lễ hội.
Ngoài các hoạt động chính, còn có các hoạt động bên lề như: Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023 (có bán vé), dự kiến diễn ra từ ngày 16/9 -17/9 và 21/9 - 24/9 (khai mạc vào ngày 16/9 và bế mạc vào ngày 24/9), mở cửa từ 7h00’ - 20h00’ hàng ngày tại Công viên Đầm Vuông, quận Đồ Sơn. Đây là hoạt động trải nghiệm thú vị, đặc sắc lần đầu tiên được tổ chức tại TP. Hải Phòng với hình thức bay treo khinh khí cầu với 20 khinh khí cầu mini cấp 1, cấp 7, cấp 9 và khí cầu trang trí mặt đất.
Để đáp ứng thị hiếu thích khám phá của nhân dân và du khách, nhất là các bạn trẻ, Ban tổ chức sẽ cho thổi phồng thân khí cầu lên như một nhà vải khổng lồ đầy sắc màu để du khách có thể vào bên trong chụp hình tham quan. Đặc biệt, đêm hoa đăng khinh khí cầu (Ballooning night glow) sử dụng hiệu ứng ánh sáng khi thổi luồng lửa dài vào trong thân khí cầu sẽ làm khinh khí cầu sáng rực rỡ như chiếc đèn lồng khổng lồ.
Thông tin về hoạt động ngày hội khinh khí cầu. |
Tiếp đến là Ngày hội Bia và Ẩm thực truyền thống (có bán vé), dự kiến từ ngày 18/9 đến 23/9 (có chương trình ca nhạc vào buổi tối) tại khuôn viên Trung tâm VHTT&TT quận Đồ Sơn. Đêm nhạc danh ca Ngọc Sơn (miễn phí) lúc 20h00’ ngày 22/9 tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn. Cuối cùng là Đêm nhạc dân gian sân đình (miễn phí) lúc 20h00’ ngày 22/9 tại Di tích Đình Ngọc Xuyên, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.
Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn có nguồn gốc từ lâu đời, bắt nguồn từ phong tục, tập quán và không gian văn hoá địa phương. Mặc dù trải qua thời gian có sự biến đổi song Lễ hội vẫn được duy trì, tồn tại song song cùng đời sống văn hóa tinh thần của người dân Đồ Sơn - Hải Phòng từ nhiều năm nay. Lễ hội có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ thần Điểm Tước Đại Vương, vị thần của non nước Đồ Sơn, được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, lưu truyền từ đời này qua đời khác, đã ăn vào máu thịt trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tâm linh của người dân Đồ Sơn bao đời nay.
Sau một thời gian tạm ngừng do chiến tranh, đến năm 1990, Lễ hội đã được khôi phục. Lễ hội gồm 2 phần là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ với những lễ nghi trang trọng, thấm đẫm văn hoá tâm linh của người Đồ Sơn. Phần Hội với những pha đấu gay cấn, quyết liệt, những miếng đánh hay, dũng mãnh của những “ông Trâu” được chọn lựa, chăm sóc, huấn luyện kỳ công... mang đến cho du khách và nhân dân những cảm xúc đặc biệt, những ấn tượng tốt đẹp, thể hiện tinh thần thượng võ, chống giặc ngoại xâm của người dân miền biển Đồ Sơn.
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2022. |
Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
-
Hơn 41.000 lượt khách quốc tế đến TP.HCM dịp Tết Dương lịch -
Bến Tre đón đoàn du khách quốc tế đầu năm mới 2025 -
TP.HCM đón đoàn khách “xông đất” ngày đầu năm mới 2025 -
Bình Định, Phú Yên đón những vị khách du lịch đầu tiên của năm mới -
Lạng Sơn sẽ đón đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên qua cửa khẩu Hữu Nghị -
Trải nghiệm chỉ có duy nhất một lần trong năm tại Phú Quốc -
Bội thu năm 2024, du lịch TP.HCM đặt mục tiêu thu 260.000 tỷ đồng trong năm mới
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM
- VitaDairy được vinh danh Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á tại APEA 2024