
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực 2024 được Bộ Công thương ban hành ngày 3/3/2025. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 tuần ban hành, Bộ Công thương báo cáo Chính phủ xem xét, chấp thuận sửa đổi Nghị định 56/2025/NĐ-CP, trong đó sẽ đề xuất sửa đổi giải pháp xử lý vướng mắc của các dự án điện khí.
Bộ Công thương cũng cho hay, các dự án điện khí LNG dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2025 vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng gồm Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 (1.624 MW) và Hiệp Phước giai đoạn 1 (1.200 MW).
Một số loại hình nguồn điện như nhiệt điện khí LNG nhập khẩu, nhiệt điện khí nội, nguồn điện linh hoạt, pin lưu trữ, thủy điện tích năng, điện gió ngoài khơi dự kiến vào vận hành trong giai đoạn 2026-2030 chưa được triển khai, chậm hoặc khó khăn trong triển khai.
![]() |
Kho cảng LNG Thị Vải có quy mô 1 triệu tấn LNG trong giai đoạn 1. |
Đáng chú ý trong đề xuất điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII hiện nay, Bộ Công thương cũng cho biết, sẽ hạn chế phát triển các nguồn điện sử dụng khí LNG nếu có phương án thay thế để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.
Đề xuất của Bộ Công thương là không phát triển nguồn điện sử dụng LNG mới sau năm 2035. Các nhà máy sử dụng LNG định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu hydro sau 10 năm vận hành khi giá thành phù hợp.
Tới năm 2050, đa số các nhà máy nhiệt điện khí sẽ chuyển hoàn toàn sang sử dụng hydrogen.
Đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện LNG tối đa đạt 22.524 MW; giai đoạn 2032-2035 sẽ đưa vào vận hành dự án điện khí LNG Long Sơn, Long An II hoặc có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi.
Định hướng đến năm 2050, các nhà máy sử dụng khí LNG đốt kèm hydrogen sẽ từ 18.200-26.123 MW; nhiệt điện khí sử dụng LNG chuyển chạy hoàn toàn bằng hydrogen là 8.576 -11.325 MW; nhiệt điện khí LNG CCS (xây mới, lắp đặt thiết bị tu giữ và lưu trữ carbon) có tổng công suất 1.887-2.269 MW.
Liên quan đến yêu cầu của Chính phủ về làm rõ việc ưu tiên phát triển nhà máy/cụm nhà máy LNG với công suất lớn nhằm tối ưu hóa hạ tầng dùng chung từ các hạ tầng kho cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng theo mô hình kho cảng LNG trung tâm, quy mô công suất lớn và hệ thống đường ống cung cấp khí LNG tái hóa từ kho cảng LNG trung tâm, Bộ Công thương cũng đã có báo cáo.
Theo đó, việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII cũng đã đưa ra đề xuất phát triển mới các nguồn LNG miền Bắc với tổng công suất là 7.900 MW tại Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An để đảm bảo ưu tiên phát triển cụm nhà máy, nhằm tối ưu hóa hạ tầng dùng chung, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Cũng theo đánh giá của Bộ Công thương, hiện có một số vị trí tiềm năng ở khu vực miền Bắc để xây dựng kho cảng LNG trung tâm. Việc luận chứng sự cần thiết và vị trí kho cảng LNG trung tâm sẽ được nghiên cứu kỹ tại Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư dự án nguồn điện LNG, cần xem xét đến phương án sử dụng hạ tầng kho cảng LNG dùng chung.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới